Hàng chục hố tử thần không đáy xuất hiện, dân Nghệ An hoảng kinh

Dân Nghệ An biểu tình đòi bồi thường

Sáng ngày 29 Tháng Năm, hàng trăm người dân sống xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp đang bỏ việc, cùng nhau đi tìm nguyên nhân đất đai ở nơi này sụt lún, nứt nẻ đất. Nhiều hố tử thần sâu hun hút hiện ra khiến dân cư vô cùng sợ hãi. Trước đó, từ ngày 21-4, UBND tỉnh Nghệ An đã gửi công văn khẩn báo tình hình cho các sở ban ngành, địa phương về hàng loạt các hiện tượng kỳ lạ xuất hiện như đất sụt lún, nứt nẻ đất, công trình, nhà ở, giếng nước khô cạn… nhưng mọi chuyện phản hồi rất chậm chạp và thờ ơ.

Báo chí nhà nước không đưa tin, nhưng người dân ở đây tự kiểm tra và thông báo cho nhau là đã có đến 191 gia đình đang đứng trước tình trạng nguy hiểm. Có tất cả 299 giếng nước sinh hoạt đột nhiên cạn khô trơ đáy.

Ảnh: Lao Đông, Tuổi Trẻ

Trước tình trạng chính quyền địa phương quá chậm chạp, thậm chí ngăn cản người dân tự đi tìm hiểu, khoảng gần một trăm người đã kéo nhau đi tìm nguyên nhân. Họ kinh hoàng phát hiện đường hầm khổng lồ khai thác quặng của một công ty trên địa bàn xã Châu Hồng. Từ nhiều năm nay chính quyền tỉnh Nghệ An đã cho công an che chắn, bảo vệ ngăn dân đến gần khu khai thác công ty Tân Hoàng Khang nên không hề biết quy mô của việc khai thác quặng như hôm nay.

Nhiều người xác định mỏ khai thác khổng lồ này cùng với việc hút nước ngầm ngày đêm không có tinh toán, khiến lòng đất bị trơ và lún sụt, gây nên những hố tử thần khắp nơi cùng với việc tất cả giếng nước ngầm bị cạn khô.

Tại buổi thị sát của đoàn Chủ tịch tỉnh Nghệ An, một chuyện bất thường đã xảy ra: Khi nhìn thấy các hố tử thần ở xã, được dân cư ở đây lo sợ có người gặp tai nạn nên tìm cách lấp, che lại thì Chủ tịch tỉnh Nghệ An Nguyễn Đức Trung nói Công an tỉnh phải vào cuộc điều tra ngay làm rõ ai đã lấp các hố sụt lún, mục đích lấp để làm gì. Còn về trách nhiệm của công ty Tân Hoàng Khang, thì ông Trung nói sẽ điều tra và cho biết sau.

Theo lời của một người dân ở đây cho biết, vào sáng ngày 27 Tháng Năm, sau tiếng nổ lớn, một hố sâu xuất hiện tại gia đình chị Lê Thị Nga (trú tại bản Na Hiêng, xã Châu Hồng) có đường kính rộng gần 8m ngay dưới phòng ngủ của gia đình. Gia đình chị Nga tháo chạy ra ngoài, nhờ hàng xóm tới di chuyển tài sản tới nơi an toàn.

Sau khi sự việc xảy ra, rất đông người dân xã Châu Hồng kéo đến nơi khai thác khoáng sản của Công ty Cổ phần Tân Hoàng Khang để đi vào bên trong đường hầm yêu cầu dừng việc khai thác nước ngầm.

Ảnh: Man Nguyen

Được biết công ty Tân Hoàng Khang từng có nhiều sai phạm trong việc khai thác khoáng sản, nên có lúc bị phạt 276 triệu đồng: Một mức phạt mà theo dân chúng ở đây là rất qua loa, cho có. Nhưng khai thác khoáng sản là ngành kinh tế lớn của Nghệ An, việc giơ cao đánh khẽ cũng là chủ trương. Xã Châu Hồng – nơi xảy ra nạn hố tử thần – được xem là thủ phủ khoáng sản với 11 doanh nghiệp khai thác khoáng sản, bao gồm 5 doanh nghiệp khai thác quặng, 7 doanh nghiệp khai thác đá. Nhiều người dân sông chung quanh cũng cho rằng nguyên nhân xuất hiện “hố tử thần” là do việc khai thác khoảng sản làm cạn kiệt nguồn nước ngầm.

Khi người dân kéo nhau vào tìm hiểu đường hầm mỏ khai thác, hầu hết đề lo lắng vì độ lớn và quy mô của nó. Để khai thác quặng thiếc, doanh nghiệp đào hệ thống đường hầm chằng chịt dẫn sâu dưới lòng núi. Sau đó, chủ mỏ phải khoan giếng nước sâu, dùng bơm công suất lớn hút nước lên rồi xả ra bên ngoài để đảm bảo bên trong luôn khô ráo, không bị ngập bởi những mạch nước ngầm.

Viết trên trang Facebook của mình, anh Man Nguyễn ghi rằng: Bên cạnh những sự cố sạt lở nhà, lún đất, mất nước sinh hoạt làm cho cuộc sống người dân ở Quỳ Hợp, Nghệ An đang bị ảnh hưởng rất nặng nề. Thì mới đây, vài hình ảnh ghi nhận lại cho thấy con sông Nạm Tôn cũng bị ô nhiễm nghiêm trọng.

Sông Nậm Tôn ô nhiễm nặng, nay là dòng sông chết. (Ảnh: Man Nguyen)

Sông Nậm Tôn là một con sông dài tới hàng chục km, chảy qua huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An. Đặc biệt, sông Nậm Tôn không chảy lộ thiên hoàn toàn mà có nhiều đoạn dài chảy luồn sâu dưới các dãy núi. Bao nhiêu năm nay, sông đã bị ô nhiễm nặng, nước chuyển sang màu cam đậm, không cá tôm nào có thể sống nổi. Thậm chí trâu bò thả rông nếu vô tình uống nước sông cũng bệnh dần rồi chết.

Đáng nói là độ lớn của đường hầm là điều mà cả chục năm nay, không ai trong xã Châu Hồng được nhìn thấy. “Liệu nguyên nhân gây ô nhiễm này có liên quan gì đến căn hầm bí ẩn kia không?! Nếu đã khẳng định ô nhiễm là do hoạt động khai thác khoáng sản thì tại sao chính quyền huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An lại không hề có khái niệm gì đến căn hầm kia?! Thậm chí họ cũng chẳng tìm hiểu gì đến chuyện này. Nay đến khi người dân lên tiếng thì mới trấn an và giải thích”, anh Man Nguyễn viết.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Chứng hôi miệng
Chứng hôi miệng là một tình trạng phổ biến, gây khó chịu cho bản thân, những người xung quanh và thậm chí cô lập xã hội, ảnh hưởng đến mọi…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: