Kiểm soát quấy rối tình dục: Hà Nội đưa ra nhiều quy định khó hiểu

Dân Việt Nam lại xôn xao bàn tán, và lần này bày tỏ nhiều sự hoang mang khi Hà Nội đưa Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc. Có quá nhiều quy định, định nghĩa hết sức mơ hồ khiến bộ luật này có thể gây rối loạn trong đời sống bình thường.

Được biết Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội (LĐ-TB&XH) cho biết đã phối hợp cùng Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) đã hoàn thiện xong Dự thảo Bộ Quy tắc ứng xử về phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc, cập nhật và “hiện đại” hơn bản Dự thảo có từ năm 2015.

Theo Bộ này định nghĩa, thì có ba hình thức quấy rối tình dục tại nơi làm việc bao gồm: Quấy rối bằng hành vi mang tính thể chất, quấy rối bằng lời nói và quấy rối bằng ngôn ngữ cơ thể.

Bộ LĐ-TB&XH nói đã thu thập nhiều kết quả điều tra rất công phu để có được kết luận như vậy. Chẳng hạn gần đây là tại các nhà máy may ở Sài Gòn và Hải Phòng. Kết quả cho thấy 82.8% nữ công nhân từng bị huýt sáo trêu ghẹo; 59.5% bị nhìn chằm chằm vào cơ thể; 45.8% phải nghe những lời bình luận khiếm nhã về ngoại hình, trang phục hoặc các bộ phận trên cơ thể. Với tình trạng quấy rối nêu trên, chỉ có 57.6% số người khảo sát cho rằng nạn nhân và những người chứng kiến nên lên tiếng về vụ việc; 42.4% còn lại chọn cách giữ im lặng bởi tâm lý mặc cảm, xấu hổ, lo sợ bị mất danh dự cá nhân hoặc bị trả thù.

Không ít nam giới đã tỏ ra hoang mang về các ghi chú nhận dạng quấy rối tình dục được Bộ đưa ra, kéo theo vô số bình luận. Với các biểu hiện quấy rối tình dục phi ngôn ngữ mà dự thảo nêu ra, nam giới dễ dàng bị coi là “yêu râu xanh” một cách oan ức: “Chắc từ giờ gặp đồng nghiệp nữ phải đeo kính đen quá! Tui nhìn bình thường mà nhiều người đã kêu là đa tình rồi”, một người bình trên trang VTC ghi. “Bây giờ tôi đã hiểu tại sao các quý ông đi chơi bãi biển thường đeo kính đen rồi, nhìn bình thường mà người ta cứ kêu là gợi tình thì cãi sao đây?”, một người khác bình luận dưới bản tin viết.

Phần lớn các ý kiến cho rằng nhiều biểu hiện quấy rối tình dục được nêu trong dự thảo rất mơ hồ, khó phân định đâu là quấy rối, đâu là hành vi giao tiếp thông thường. “Thế nào là nhìn gợi tình?”, “Nháy mắt liên tục đến mức nào bị coi là quấy rối, mắt tôi bệnh nên lúc nào cũng nháy liên tục thì sao”… là các câu hỏi mà nhiều người đặt ra nhất.

Có những phản ứng ngược được đặt chia sẻ trên Facebook, như nếu nam giới nhìn phụ nữ một cách gợi tình thì bị cho là quấy rối tình dục, vậy chuyện phụ nữ cố tình ăn mặc hở hang khiêu khích và có những hành vi khêu gợi trước mặt nam giới có bị coi là quấy rối tình dục hay không, và đàn ông được bảo vệ khỏi nạn quấy rối tình dục theo cách nào? “Một cô gái ở công ty nhìn tôi với ánh mắt đầy gợi cảm, đôi lúc cô ấy lại còn nháy mắt liếc đưa tình, vậy tôi có kiện cô ấy tội quấy rối tình dục hay không”, “Nữ đồng nghiệp của tôi thường đưa tay chỉnh sửa áo ngực mỗi lần giáp mặt tôi một mình, nếu tôi tố cáo cô ấy là quấy rối, liệu có bị ném đá vùi dập không”… là những thắc mắc được nêu ra.

Dự thảo quy tắc ứng xử chống quấy rối tình dục của Bộ LĐ-TB&XH đã nhanh chóng trở thành trò cười của người dân – vốn thích đặt ra những góc nhìn khác để tham luận. Một góc khác của vấn đề, là nếu Bộ Quy tắc ứng xử này khi ban hành mà còn lỏng lẻo và tùy tiện phán xét như vậy, chuyện lợi dụng để vu cáo cũng sẽ dễ dàng xảy ra.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: