Làm thế nào mà từ một kẻ bị cáo buộc tham nhũng và rửa tiền, Phạm Bá Hiền trở thành thiếu tướng?

Phạm Bá Hiền (hatinhtv.vn)

Câu chuyện về Thiếu tướng “quân đội nhân dân Việt Nam” Phạm Bá Hiền với ngôi biệt thự khổng lồ được xây tại một trong những làng nghèo nhất Việt Nam, tại một huyện nghèo nhất Việt Nam, tại một tỉnh nghèo nhất Việt Nam… tiếp tục khiến dư luận chưa hết sốc.

Phạm Bá Hiền là ai? Từ những bài báo cũ còn lưu lại trên mạng, có thể thấy Phạm Bá Hiền có thể là một tội phạm từng suýt bị truy tố vào thời điểm đương sự 30 tuổi cách đây 20 năm. Không hiểu vì lý do gì, ai chống lưng, được ai bao che, hoạn lộ Phạm Bá Hiền lại hanh thông đến như vậy. Không những không bị ngồi tù vì tội tham nhũng, Phạm Bá Hiền còn trở thành thiếu tướng!

Trong bài viết ngắn nhắc lại sự nghiệp chính trị của Phạm Bá Hiền, báo Hà Tĩnh ngày 3 Tháng Sáu 2023 ghi:

“Thiếu tướng Phạm Bá Hiền (SN 1972) quê ở xã Mai Phụ, huyện Lộc Hà, Hà Tĩnh. Quá trình công tác trong quân đội, Thiếu tướng Phạm Bá Hiền từng đảm nhiệm nhiều cương vị chỉ huy, quản lý. Thiếu tướng từng được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3, bằng khen của Chính phủ, Bộ Quốc phòng và danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc cùng nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước. Từ tháng 12/2014 đến tháng 10/2022, đồng chí giữ chức vụ Phó Tư lệnh; từ tháng 11/2022 đến nay là Tư lệnh Binh đoàn 16. Ngày 12/5 vừa qua, đồng chí Phạm Bá Hiền vinh dự được phong quân hàm từ Đại tá lên Thiếu tướng.”

Bài báo hoàn toàn không nhắc đến giai đoạn Phạm Bá Hiền làm phó giám đốc Chi nhánh 3 của công ty Thăng Long trực thuộc quản lý của Bộ Quốc phòng Việt Nam và can tội tham nhũng.

Trang tin VnExpress ngày 22 Tháng Tám 2002, dẫn lại từ Người Lao Động, đăng bài “Khởi tố vụ trốn thuế tại Công ty Thăng Long”, với nội dung nguyên văn như sau:

“Việc điều tra sẽ do Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu thủ đô vừa thực hiện để xem xét hành vi trốn thuế tại Chi nhánh 3 Công ty Thăng Long (Bộ Quốc phòng). Đồng thời, ông Phạm Bá Hiền, phó giám đốc chi nhánh cũng bị khởi tố bị can. Theo kết quả xác minh ban đầu, Chi nhánh 3 tại TPHCM của Công ty Thăng Long (doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, trụ sở tại Hà Nội) đã trốn thuế nhập khẩu hơn 1,18 triệu mét vải và hàng trăm ngàn tấn sợi (…) Tổng trị giá hàng sai phạm từ trước đến nay là 560.000 USD.

Trước đó, trong bài báo đề ngày 7 Tháng Tám 2002, dẫn lại từ báo Thanh Niên, VnExpress cũng đề cập đến vụ việc, với thông tin như sau:

“Sau khi vụ việc bị phát hiện, ông Hiền được điều về Hà Nội. Ông Nguyễn Tuấn Long thay ông Hiền làm việc với cơ quan chức năng. Ban giám đốc Công ty Thăng Long đã quyết định đóng cửa một số văn phòng tại TP HCM. Hiện ông Hiền đang bị tình nghi có hoạt động rửa tiền, vì cơ quan chức năng đã phát hiện ông có một số tài khoản không minh bạch ở các ngân hàng nước ngoài.”

20 năm sau khi dính án tham nhũng, Phạm Bá Hiền chẳng những không hề hấn gì mà còn trở nên giàu có một cách ngoài sức tưởng tượng

___

Liệu có phải nhân vật Phạm Bá Hiền “bị tình nghi có hoạt động rửa tiền” và Thiếu tướng Phạm Bá Hiền với căn biệt thự khổng lồ đang gây chú ý dư luận là một người? Câu trả lời là một! Trong bài báo có tựa “Cụ bà 78 tuổi thỉnh thoảng ra chợ bán rau… xây biệt thự khủng?” đăng trên tờ Bảo Vệ Pháp Luật (thuộc Viện Kiểm sát Nhân dân Tối cao) số ra ngày 8 Tháng Năm 2018, nhóm phóng viên Bảo Vệ Pháp Luật cho biết họ đã gặp ông Phan Văn Hợp-Phó chủ tịch xã để được nghe kể về nguồn gốc căn biệt thự của bà Từ Thị Loan (mẹ của Phạm Bá Hiền) và được ông Hợp cho biết:

“Hiện tại bà Loan ở một mình, cháu chắt xung quanh xóm làng giúp việc. Bà đang đi xe đạp bán rau khoai, rau cải. Con trai bà Loan là Đại tá binh đoàn 16, Bộ Quốc phòng, làm công ty xuất nhập khẩu vải các thứ”.

Điều đó cho thấy Phạm Bá Hiền “làm công ty xuất nhập khẩu vải các thứ” liên can đến vụ tham nhũng và rửa tiền xảy ra cách đây 20 năm với Phạm Bá Hiền vừa được phong thiếu tướng chỉ là một. Chi tiết nhân vật Phạm Bá Hiền được nhắc đến cách đây 20 năm, rằng đương sự lúc đó “30 tuổi” cũng khớp với nhân vật Thiếu tướng Phạm Bá Hiền hiện nay (Hiền sinh năm 1972).  

Để biết thêm về vụ việc liên quan chuyện của Phạm Bá Hiền cách đây 20 năm, mời đọc lại vài bài báo cũ.

Bài báo đăng trên VNE vào Thứ năm, 25/7/2002, 08:47 (GMT+7) – dẫn lại từ Thanh Niên – cho biết,

Chi nhánh 3 của công ty Thăng Long thuộc Bộ Quốc phòng được thành lập vào Tháng Mười Hai 2000, do Phạm Bá Hiền làm giám đốc. Chi nhánh hoạt động độc lập, không được cấp vốn từ công ty mẹ.

Bài báo viết: “Trong quá trình nhập khẩu vải, ông Hiền đã gian lận các hoá đơn chứng từ, khai thấp hơn thực tế số lượng vải để trốn thuế. Qua 22 tờ khai được xác minh, Chi cục Quản lý thị trường phát hiện ông Hiền đã gian lận gần 129.000 m vải, trị giá hơn 74.700 USD. Ngoài ra, ông này còn sửa tờ khai xuất xứ hàng hoá”.

Bài báo đăng trên VNE vào Thứ sáu, 26/7/2002, 11:29 (GMT+7) – dẫn lại từ Thanh Niên – viết:

Hồ sơ về vụ phạm pháp xảy ra tại Công ty Thăng Long, TP HCM, cho thấy đơn vị này đã liên tục vi phạm các thủ tục hải quan, tài chính khi nhập khẩu hàng. Riêng Chi nhánh 3 chỉ hoạt động theo cách mượn pháp nhân công ty để cho các đầu nậu trong thành phố nhập vải sợi. Các vụ gian lận thương mại xuất hiện tại Công ty Thăng Long từ cuối những năm 90. Điển hình là việc khai báo gian lận lô hàng điện máy trị giá 500 triệu đồng, bị Đội 2 Phòng Điều tra chống buôn lậu, Cục Hải quan TP HCM phát hiện tháng 9/1999 tại cảng ICD Phước Long, Thủ Đức.

Trong 4 chi nhánh của đơn vị này, Chi nhánh 3 do Phó giám đốc Phạm Bá Hiền (30 tuổi) phụ trách có lối làm ăn liều lĩnh nhất. Theo tài liệu của cơ quan chức năng, từ tháng 7/2001 đến nay, Chi nhánh 3 đã 9 lần bị Cục Hải quan thành phố xử phạt vi phạm hành chính về hải quan, trong đó có 3 lần vi phạm chậm làm thủ tục, 4 vụ nhập khẩu máy móc đã qua sử dụng, 2 vụ gian lận về nhập khẩu vải. Trong 2 lần vi phạm gian lận về nhập khẩu (ngày 18 và 26/10/2001), Chi nhánh 3 chỉ bị buộc tái xuất hơn 80.000m vải, phạt vi phạm 20 triệu đồng. Có người cho rằng, vụ này với số tiền trốn thuế đến 370 triệu đồng, lẽ ra phải bị khởi tố hình sự.

Việc làm ăn khuất tất của Hiền bị lật tẩy ngày 28/5 vừa qua, khi Chi cục Quản lý thị trường thành phố phát hiện Văn phòng Chi nhánh 3 tại số 17 Hàn Thuyên và 65B Mạc Đĩnh Chi hoạt động không phép. Thực chất Chi nhánh lấy pháp nhân Thăng Long để khoán cho 14 thương nhân kinh doanh vải sợi hàng đầu tại thành phố nhập hàng, sau đó xuất hóa đơn bán theo yêu cầu của họ để hưởng lợi.

Ông Hiền đã móc nối với thương nhân nước ngoài, dùng 2 bộ chứng từ để trốn thuế nhập khẩu và thuế VAT. Ngoài ra, Hiền còn dùng bộ tờ khai xuất xứ hàng hóa (C/O) gốc của nước ngoài cho in lại, sau đó ghi số lượng và giá thấp hơn nhiều. Bằng thủ đoạn này, chỉ trong 6 tháng trước khi bị phát hiện, Chi nhánh 3 đã gian lận 115 bộ hồ sơ hải quan, khai chênh lệch với số vải thực tế là 800.000m và 50.000kg, trị giá hơn 450.000 USD.

Bài báo đăng trên VNE vào Thứ tư, 7/8/2002, 11:26 (GMT+7) – dẫn lại từ Thanh Niên – viết:  

UBND TP HCM vừa quyết định chuyển hồ sơ vụ gian lận thương mại tại Chi nhánh 3 Thăng Long (CN3) sang cơ quan an ninh kinh tế Công an thành phố để tiếp tục điều tra làm rõ. Kết quả xác minh mới nhất cho thấy CN3 đã trốn thuế nhập khẩu với 1,18 triệu mét vải và hàng trăm ngàn tấn sợi.

Ngoài số hàng bị phát hiện là gian lận trước đó (800.000m vải và 50.000kg vải vụn dài dưới 15m), mới đây khi đối chiếu sổ sách của Phó giám đốc CN3 Phạm Bá Hiền với các tài liệu khác, Chi cục Quản lý thị trường thành phố phát hiện thêm các tháng 3-10/2001, bằng cách sửa tờ khai xuất xứ hàng hóa (C/O), dùng giấy tờ và con dấu giả, CN3 đã nhập thừa 310.000 m vải và 4.100 kg vải vụn. Tổng trị giá hàng sai phạm từ trước đến nay là 560.000 USD. (…)

Việc trốn thuế của ông Hiền còn được thực hiện qua hóa đơn bán hàng. Khi xác minh 13 chủ hàng ủy thác của CN3, cơ quan chức năng phát hiện giá bán thực tế cao hơn 40-50% mức thể hiện trên chứng từ. Số tiền chênh lệch này lên tới 24 tỷ đồng. Ở hàng trăm hóa đơn của CN3, mục khách hàng được điền bằng các địa chỉ ma…

Sau khi vụ việc bị phát hiện, ông Hiền được điều về Hà Nội. Ông Nguyễn Tuấn Long thay ông Hiền làm việc với cơ quan chức năng. Ban giám đốc Công ty Thăng Long đã quyết định đóng cửa một số văn phòng tại TP HCM. Hiện ông Hiền đang bị tình nghi có hoạt động rửa tiền, vì cơ quan chức năng đã phát hiện ông có một số tài khoản không minh bạch ở các ngân hàng nước ngoài (…)

Qua các hồ sơ nhập khẩu, cơ quan điều tra còn phát hiện nhiều dấu hiệu về sự tiếp tay của hải quan (…) Để kiểm tra các sai phạm của CN3, hôm 24/6, Cục trưởng Hải quan thành phố Nguyễn Trung Học đã quyết định lập tổ kiểm tra, với yêu cầu khẩn trương báo cáo kết quả phúc tập tờ khai hải quan hàng vải nhập khẩu (…) Đang có những nghi vấn về tính khách quan trong hoạt động của tổ công tác này, bởi cả tổ trưởng là Phó cục trưởng Trần Văn Lai và tổ phó là ông Nguyễn Hữu Đức (Phó phòng Tham mưu chống buôn lậu), đều liên quan ít nhiều đến hoạt động nhập khẩu vải sợi của CN3 (…)

Bài báo đăng trên VNE vào Thứ năm, 22/8/2002, 15:19 (GMT+7) – dẫn lại từ Người Lao Động – viết:

Việc điều tra sẽ do Cơ quan Điều tra hình sự Quân khu thủ đô vừa thực hiện để xem xét hành vi trốn thuế tại Chi nhánh 3 Công ty Thăng Long (Bộ Quốc phòng). Đồng thời, ông Phạm Bá Hiền, phó giám đốc chi nhánh cũng bị khởi tố bị can. Theo kết quả xác minh ban đầu, Chi nhánh 3 tại TP HCM của Công ty Thăng Long (doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng, trụ sở tại Hà Nội) đã trốn thuế nhập khẩu hơn 1,18 triệu mét vải và hàng trăm ngàn tấn sợi. Thăng Long còn sửa tờ khai xuất xứ hàng hóa (C/O), dùng giấy tờ và con dấu giả, nhập thừa 310.000m vải và 4.100kg vải vụn. Tổng trị giá hàng sai phạm từ trước đến nay là 560.000 USD.

(ĐỘC GIẢ CÓ THỂ XEM ĐẦY ĐỦ NHỮNG BÀI BÁO CÒN LƯU LẠI TRÊN VNE, TÍNH ĐẾN THỜI ĐIỂM NÀY. Có khả năng rất cao là những link dẫn ở trên sẽ bị xóa trong thời gian sắp tới)

___________

Đó là tất cả những gì liên quan “Con trai bà Loan là Đại tá binh đoàn 16, Bộ Quốc phòng, làm công ty xuất nhập khẩu vải các thứ”. Không có bất kỳ thông tin nào sau đó cho thấy sự việc được xử lý như thế nào. Và cuối cùng, Phạm Bá Hiền vẫn “được tặng thưởng Huân chương Lao động hạng 3, bằng khen của Chính phủ, Bộ Quốc phòng và danh hiệu Chiến sĩ thi đua toàn quân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc cùng nhiều phần thưởng cao quý của Đảng, Nhà nước”; và từ đại tá được phong lên thiếu tướng!

Ai bao che cho Phạm Bá Hiền? Hiền thoát hiểm bằng cách nào? Vụ việc liên quan như thế nào đến Bộ Quốc phòng Việt Nam? “Ông Hiền đã móc nối với thương nhân nước ngoài”, vậy đó là thương nhân nước nào? Có vô số câu hỏi nảy sinh trong câu chuyện này.

Bất luận thế nào, cũng có thể thấy Bộ Quốc phòng của “quân đội nhân dân Việt Nam” là một ổ tham nhũng thối nát từ trên xuống dưới. Những “chi nhánh” như “Chi nhánh 3” mà Phạm Bá Hiền từng làm phó giám đốc đều có thể là sân sau của một “chi nhánh” nào đó. Đằng sau đó là những cái vòi tham nhũng ngày đêm hút máu nhân dân của những kẻ được mặc định “bảo vệ nhân dân” và bảo vệ đất nước.

Sự việc Phạm Bá Hiền rồi cũng sẽ chìm xuồng, như hàng trăm hàng ngàn sự việc tham nhũng khác diễn ra liên tiếp trong tất cả ban ngành và cơ chế của tất cả bộ máy cai trị Việt Nam, từ quốc phòng đến công an, từ các chính quyền địa phương đến trung ương. Tất cả cho thấy màn đốt củi của Nguyễn Phú Trọng chỉ là trò hề.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Mẹo hay nhà bếp
Trong gian bếp, bạn cũng có thể sử dụng nhiều mẹo vặt để tránh phền toa1o xảy ra, nhất là khi bạn phải làm ở nhà. Tránh ruồi Chỉ cần…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: