Mất 15 tỷ sau khi nghe điện thoại: Dại dột hay ‘có tật giật mình’?

Công an cảnh báo lừa đảo Deepfake, xác nhận khuôn mặt, mở tài khoản ngân hàng. Ảnh: Công an cung cấp

Những vụ giả danh công an lừa đảo đã được báo chí đề cập rất nhiều, nhưng cho đến nay vẫn có người dính bẫy.

Bọn tội phạm bày trò tinh vi hay nạn nhân quá dại dột (?) là hai câu hỏi được bàn cãi nhiều. Thậm chí có người còn nói “bọn tội phạm khôn ranh lắm, chúng lựa những người ‘có tật’ trước đây hù dọa mấy câu là họ ‘giật mình’ nên dễ dàng bị lừa”.

Câu chuyện mới xảy ra lại cho thấy thêm một điều, hệ thống ngân hàng quá lỏng lẻo cũng là nguyên nhân giúp cho bọn tội phạm dễ dàng lừa tiền thiên hạ.

Theo trình báo của ông Lê (71 tuổi, ngụ ở Sài Gòn), sáng 17 Tháng Tư ông nhận được cuộc gọi của một “cán bộ công an” cho biết ông dính tới đường dây tôi phạm, và đã có lệnh bắt ông.

Qua video call, người tự xưng cán bộ công an cho ông L. xem lệnh bắt giam mình, khiến ông Lê lo lắng, mà không nghĩ rằng nếu đã có lệnh bắt thì công an đã tới nhà còng đầu ông rồi, chứ có đâu nhử nhử lệnh bắt để ông có thời gian bỏ trốn?

Nếu tỉnh táo một chút thì đâu có mất tiền. Đọc tới đây ai cũng nghĩ sao ở đời có người dại đến thế.

Sau khi làm cho ông Lê “hồn vía lên mây”, tên công an giả mạo thông báo sẽ chuyển cuộc gọi video call cho “Cục trưởng Bô Công an”. Việc này lại càng khiến cho ông Lê đổ mồ hôi hột, thấy tình hình mỗi lúc một nghiêm trọng hơn.

Đến phiên “Cục trưởng” hù dọa ông Lê bằng một giọng “nghiêm nghị, khẩn trương”, thông báo ông Lê đang dính vào vụ án tội phạm về kinh tế, cơ quan công an cần xác minh số tiền trong tài khoản ngân hàng của ông. “Cục trưởng cục lừa đảo” này yêu cầu ông Lê phải chuyển tiền vào một tài khoản chỉ định để công an xác minh, “nếu là tiền sạch, công an sẽ trả lại”.

Đến đây mà ông Lê không phát hiện ra “mùi” lừa đảo, nên có người nhân định rằng ông ta “có tật giật mình” cũng có phần đúng.

Lúc này thì ông Lê hoảng sợ thật sự, lật đật ra ngay ngân hàng chuyển liền 6 tỷ đồng cho “Cục trưởng”, như là muốn dùng tiền để chứng minh mình trong sạch, không dính líu gì đề vụ án tội phạm về kinh tế nào cả.

Ông Lê còn được “Cục trưởng” tận tình hướng dẫn cài app “Cổng thông tin điện tử Bộ Công an” để khai báo họ tên, căn cước công dân, tài khoản ngân hàng, tên đăng nhập, mật khẩu… để “Cục trưởng” dễ dàng làm việc.

Qua ngày hôm sau, 18 Tháng Tư, ông Lê thành ông “Lú” khi tiếp tục chuyển hơn 8 tỷ đồng cho “Cục trưởng” theo yêu cầu. Sau khi chuyển gần 15 tỷ đồng, ông thở phào nhẹ nhõm chờ lệnh tiếp theo của “Cục trưởng”, nhưng chờ mãi chẳng thấy “Cục trưởng” gọi lại.

Đến ngày 20 Tháng Tư, sau hai ngày không thấy “Cục trưởng” bắt chuyển tiền nữa, ông Lê mới nghĩ mình bị lừa, ra đồn công an trình báo.

Ở đấy ông Lê mới biết mình… bị lừa thiệt!

Tên nạn nhân đã được thay đổi

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: