Một gia đình giáo dân Cồn Dầu vừa vượt thoát nanh vuốt cộng sản

Gia đình anh Huỳnh Ngọc Trường đặt chân đến Hoa Kỳ (Ảnh BPSOS)

Ông Huỳnh Ngọc Trường, một trong những người can trường theo đuổi công lý từ vụ đàn áp và cướp đất ở Cồn Dầu, Đà Nẵng, đã đến Hoa Kỳ tỵ nạn theo chính sách đặc biệt bảo trợ nạn nhân bị đàn áp vì tín ngưỡng của Bộ Ngoại giao Mỹ. Ngày 19 Tháng Một, Gia đình của ông Huỳnh Ngọc Trường đã có mặt ở phi trường International Dulles Airport, Virginia, Hoa Kỳ.

Ông Trường là một trong hai nhân vật được đưa đến Hoa Kỳ theo một đàm phán trước chuyến thăm Hà Nội của tổng thống Mỹ Joe Biden hồi tháng 9/2023. Reuters dẫn nguồn tin từ hai quan chức Hoa Kỳ giấu danh tính cho biết gia đình của họ dự kiến sẽ được tái định cư ở Mỹ theo chương trình tị nạn “Ưu tiên 1” (Priority 1).

Chỉ khi truyền thông rầm rộ đưa tin về chuyện có hai nhà hoạt động  sẽ được đi Mỹ nhân chuyến thăm Việt Nam của tổng thống Biden thì ông Trường mới nhận ra mình chính là một trong hai trường hợp này. Trước đó, trong những lần trao đổi với nhân viên sứ quán Hoa Kỳ, không ai nói gì với ông về chuyện có hay không một thoả thuận giữa hai chính phủ Việt – Mỹ.

Tương tự như trường hợp luật sư Võ An Đôn, công an Đà Nẵng đã giam passport của ông Trường và dùng điều này để sách nhiễu và khủng bố tinh thần ông. Đến cuối năm 2023, ông mới được trả lại passport để xuất cảnh, cùng lời đe doạ rằng phải biết im lặng và đừng có phản ứng, phát biểu gì chỉ trích Nhà nước Việt Nam.

Nhắc lại sự kiện này, ngày 4 Tháng Năm, 2010, chính quyền Đà Nẵng đưa lực lượng hàng trăm công an và cảnh sát cơ động tấn công, khi cả giáo xứ đang đưa đám một giáo dân cao tuổi mới qua đời. Trên một 100 giáo dân bị thương tích bởi bạo lực của lực lượng tấn công; 2 phụ nữ bị sảy thai; 62 giáo dân bị bắt và tra tấn nhiều ngày; 1 giáo dân bị tra tấn đến chết; 6 giáo dân bị xử án tù; gần 150 giáo dân phải chạy sang Thái Lan và Mã Lai lánh nạn. Nhân vật bí thư Nguyễn Bá Thanh chủ trương vụ đàn áp này.

Sau cuộc khủng bố này, 2/3 giáo dân chấp nhận di dời vì sợ hãi; 1/3 quyết tâm ở lại để bảo vệ xứ đạo gần 150 năm tuổi trước các đòn thù liên tục của chính quyền Đà Nẵng.

Hơn 10 năm biểu tình, tố cáo ở Hà Nội, người dân Cồn Dầu nói họ quyết không lùi bước. (Ảnh: Thái Hà)

Số giáo dân chạy được đến Thái Lan và Mã Lai ngay lập tức nhận được sự can thiệp của văn phòng pháp lý của BPSOS ở Bangkok và ở Kuala Lumpur. Cuối cùng hơn 130 người đã được Cao Uỷ Tị Nạn LHQ công nhận tư cách tị nạn và được Hoa Kỳ nhận tái định cư.

Tháng Mười Một năm 2019, Ông Trường cùng vợ và một số giáo dân Cồn Dầu tham dự Hội Nghị Tự Do Tôn Giáo hay Niềm Tin Đông Nam Á (Southeast Asia Freedom of Religion or Belief, SEAFORB) do BPSOS đồng tổ chức ở Thái Lan, làm nhân chứng về đàn áp tôn giáo, và kêu gọi sự can thiệp của quốc tế cho những gia đình Cồn Dầu tiếp tục đòi công lý.

Khi trở về Việt Nam, Ông Trường và các giáo dân Cồn Dầu đã bị công an giữ lại ở phi trường Đà Nẵng để khảo tra nhiều giờ. Những ngày sau đó, thấy công an liên tục bám sát, Ông Trường tìm đường tạm lánh sang Lào nhưng bị bắt, bị đánh đập và bị trả về lại Đà Nẵng. Đại Sứ Lưu Động cho Tự Do Tôn Giáo Quốc Tế lúc bấy giờ là Sam Brownback đã can thiệp trực tiếp, để gia đình Ông Trường được chính phủ Hoa Kỳ cứu xét quy chế tị nạn và nhận định cư thẳng từ Việt Nam bào năm 2010. Tuy nhiên, công an đã giữ passport của Ông Trường và nhất định không trả lại như đã nói ở trên.

Tháng Chín, 2023, sau chuyến viếng thăm Việt Nam của Tổng Thống Hoa Kỳ Joe Biden, Ông Trường mới lấy lại được passport. Tuy nhiên, cận ngày lên đường rời Việt Nam, công an Đà Nẵng đã kiếm cớ bắt Ông Trường để khảo tra và phong toả nhà của ông, không cho đi đâu. Phải mất nhiều ngày, gia đình của ông mới tìm được cách để vào Sài Gòn rồi lên đường tái định cư.

 

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: