Nguyễn Xuân Phúc chính thức bị cho thôi chức

Ông Nguyễn Xuân Phúc (VNE)

Trong buổi chiều ngày 17 tháng Một, báo chí trong nước đồng loạt đưa tin với nội dung tương tự, về việc Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc không còn giữ bất cứ chức vụ gì trong bộ máy cầm quyền. Theo nội dung được Ban Tuyên giáo Trung Ương phát đi cho các báo cho biết, “Ban chấp hành T.Ư Đảng quyết định cho thôi giữ các chức vụ Uỷ viên Bộ Chính trị, Ủy viên Ban Chấp hành T.Ư Đảng khoá XIII, Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, tại hội nghị bất thường chiều 17.1”.

Nguyễn Xuân Phúc năm nay 69 tuổi (sinh ngày 20 Tháng Bảy 1954), quê quán ở xã Quế Phú, huyện Quế Sơn, tỉnh Quảng Nam. Ông vào đảng CSVN năm 1982. Lý lịch ghi đương sự là cử nhân kinh tế Trường đại học Kinh tế quốc dân Hà Nội (năm 1978). Ông từng học quản lý kinh tế tại Đại học Quốc gia Singapore trong giai đoạn làm Giám đốc Sở KH-ĐT tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Ông Phúc cũng được cho biết từng học tiếng Nga và tiếng Anh.

Hầu hết giới quan sát đều chú ý chuyện ông Phúc chưa bị khai trừ đảng, vốn là dấu hiệu sẽ bị xét tội như mọi thường dân Việt Nam khác với những sai phạm của mình. Ngược lại, các bản tin còn nhấn mạnh chuyện ông Phúc đã có công lao trong giai đoạn chống dịch Covid-19 trong nhiệm kỳ 2016-2021. Các bình luận cho thấy, đây là cuộc cắt đứt ông Phúc ra khỏi hệ thống quyền lực, để loại bỏ các dấu hiệu tranh giành quyền lực và quyền lợi sắp tới, vào lúc ông Trọng tuổi ngày càng cao, không còn kiểm soát được bao lâu nữa.

Nhiều nguồn tin bên lề cho rằng chiếc ghế chủ tịch để trống của ông Nguyễn Xuân Phúc sẽ sớm được chuyển về tay Tô Lâm, nhân vật gian hùng số một hiện nay ở Việt Nam, và có đủ quyền lực thao túng bất cứ ai, kể cả vị trí thủ tướng của Phạm Minh Chính. Và nếu như vậy, cục diện mở rộng ngoại giao của Việt Nam về phía phương Tây sẽ vấp phải nhiều vấn đề nan giải hơn.

Tin chính thức cho biết ông Phúc tự nguyện xin thôi mọi chức vụ và được Quốc hội CSVN chấp thuận. Theo nguyên tắc của đảng cộng sản, một người đang lãnh đạo khi tự làm đơn thôi chức, hoặc bị đưa ra khỏi vị trí, chỉ có hai lý do: Hoặc sức khỏe không còn đủ để đảm nhiệm, hoặc mắc sai phạm và bị bãi chức. Thế nhưng, tương tự trường hợp của hai phó thủ tướng có khuynh hướng thân phương Tây là Phạm Bình Minh và Vũ Đức Đam, không có lời giải thích nào cụ thể về lý do “tự nguyện” thôi chức của ông Phúc.

Riêng tờ Nhân Dân có một vài dòng, tựa như giải thích, được vài tờ báo dẫn lại: “Đồng chí (Phúc) chịu trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi để nhiều cán bộ, trong đó có hai đồng chí Phó Thủ tướng, ba bộ trưởng có vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả rất nghiêm trọng; hai đồng chí Phó Thủ tướng đã xin thôi giữ các chức vụ, hai bộ trưởng và nhiều cán bộ bị xử lý hình sự. Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và Nhân dân, Đồng chí đã có đơn xin thôi giữ các chức vụ được phân công, nghỉ công tác và nghỉ hưu”.

Tin ông Nguyễn Xuân Phúc bị thôi chức và cho về hưu, dù được truyền thông nhà nước công bố hôm 17 tháng Một 2023, nhưng hơn một tuần trước, tin này đã được lan truyền và bàn tán trên các trang mạng tiếng Việt và thậm chí trên vài bài báo phương Tây.

______________

Nỗi buồn của ông Trọng và nỗi cay đắng của ông “chủ tiệm nước”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: