Những bà giáo già tận tụy truyền lửa đam mê nghề truyền thống

Hình ảnh đẹp của làng nghề thêu ren Tây Mỗ. Nguồn: Trí Thức Trẻ

Làng nghề thêu ren Tây Mỗ, quận Từ Liêm, Hà Nội vốn nổi tiếng từ thời Pháp thuộc, nhưng theo thời gian, chịu ảnh hưởng của những thay đổi về công nghệ và xu thế chạy theo thị trường nên đang có nguy cơ biến mất. Tuy nhiên làng nghề này đang được các thợ lớn tuổi làm sống dậy với mục đích rất nhân văn.

Tại đây, một số tình nguyện viên thông qua fanpage của làng, đã tổ chức dạy thêu ren miễn phí cho các em học sinh nhỏ tuổi. Điểm đặc biệt là tại đây người ta kêu gọi được các cụ bà lớn tuổi từng là nghệ nhân tay nghề giỏi điêu luyện trong lĩnh vực thêu ren từ thời Pháp thuộc, tham gia vào lớp dạy.

Chị Đỗ Thanh Hương – thành viên sáng lập lớp học miễn phí cho trẻ chia sẻ, làng Tây Mỗ có nghề thêu với một số cụ bà từng làm nghề này từ thời thập niên 1960-1970. Khi biết hiện nay chỉ còn số ít các bà trong tổ thêu đang hoạt động nên chị Hương cùng các thành viên trong ban quản trị xây dựng chương trình truyền nghề.

Được trở lại với thời thiếu nữ sống với cây kim, sợi chỉ, bà Nghiêm Thị Bình, làng Tây Mỗ, chia sẻ: “Cô năm nay hơn 60 tuổi, lớp học làm sống dậy ký ức của cách đây mấy chục năm, bố mẹ dạy cô thêu, từ lúc chưa lấy chồng. Thời ấy cô khoảng 17 tuổi, ngày nào cũng thêu vui lắm, toàn là gái chưa chồng. Có những đêm các cô tập trung trông khung thêu cả đêm ấy. Việc tổ chức lại cho các cháu nhỏ học khiến cô rất vui, ngày nào cô cũng sẵn sàng tham gia dạy cho các cháu”.

Lớp học đa số là các bé gái, mới buổi học thứ hai nhưng những đường chỉ và nốt kim đã mềm mại, sắc nét. Bé Trần Bảo An chia sẻ: “Con rất vui và hào hứng, con rất muốn học thêu, rất dễ học vì đây là nghề truyền thống của làng và con muốn tiếp bước các bà học nghề này.”.

Không muốn nghề bị mai một, bà Trần Thị Khánh Vân – tổ trưởng tổ thêu làng Tây Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội nói: “Tây Mỗ có nhiều địa điểm nổi tiếng như đền Am rất là đẹp hay như đình làng Tây Mỗ. Chúng tôi ngồi đình Tây Mỗ thêu rồi, nếu bây giờ được dựng lại kết hợp với du lịch làng nghề thì rất tốt.” Bảo tồn làng nghề, tạo sự gắn kết giữa thế hệ già và trẻ đồng thời cũng cho em thiếu nhi có được sân chơi lành mạnh cũng là cách hay.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: