“Rửa tay gác kiếm”, một “giang hồ” chọn cách sống phục vụ người nghèo

Anh Nguyễn Thanh Cường bên phương tiện đi lại hằng ngày. Nguồn: Báo Phụ Nữ

Nhân vật chính của câu chuyện là anh Nguyễn Thanh Cường, 52 tuổi, biệt danh Cường Bacu. Anh là chủ nhân của chiếc bảng nghĩa tình “Cơm có thịt miễn phí” trước cổng Bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn.

Bệnh nhân ở đây đã quen mặt với hình ảnh người đàn ông da ngăm đen luôn mang bên mình chiếc loa để sắp xếp mọi người xếp hàng nhận cơm, nhưng lại ít ai biết rằng anh Cường từng là một tay giang hồ khét tiếng.

Nguyên nhân đưa anh đến với việc làm thiện nguyện là bởi chính anh Cường, vợ và mẹ của anh đều từng là bệnh nhân ung thư. Sau nhiều năm chữa trị, anh và vợ “thoát” được nhưng mẹ anh thì không. Anh nói, khi anh thăm người bạn thân nhất điều trị bệnh ung thư tại bệnh viện, anh đã chứng kiến nhiều hoàn cảnh bệnh nhân nghèo khó, không có tiền chữa bệnh. Cơ duyên đưa anh đến với “nghiệp” từ thiện cũng từ đây. Ban đầu, lúc bạn anh mất, anh phát tâm làm từ thiện tại bệnh viện 49 ngày. Tuy nhiên, sau đó vẫn còn rất nhiều người đến chờ đợi suất cơm từ thiện, không đành lòng nên anh Cường tiếp tục gắn bó với “nghiệp” này suốt tám năm qua.

Cảnh xếp hàng chờ nhận cơm. Nguồn: Báo Phụ Nữ

Khi chiếc xe chở đồ ăn quen thuộc vừa tới, những người xung quanh mỗi người một tay cùng giúp đưa thức ăn xuống. Anh Cường bắt đầu phát số thứ tự, lần lượt cho bệnh nhân trước, sau đó đến người nuôi bệnh. Anh cho biết, trước kia, mọi công đoạn từ đi mua nguyên liệu, sơ chế, chế biến đến phát cơm đều do một tay anh Cường lo liệu. Nhưng sau đợt mổ ung thư thanh quản, sức khỏe suy giảm, có một hôm phát cơm về anh bị nôn ra máu nên về sau vợ anh cáng đáng, phụ giúp anh nhiều đầu việc.

Việc làm của anh Cường không chỉ giúp đỡ nhiều bệnh nhân nghèo mà còn cảm hóa nhiều hoàn cảnh từng lầm lỡ như anh. Anh cường khoe cộng sự của anh toàn là bụi đời không đó, phát cơm xong là anh phải phát lương cho họ. Anh nói, đây không chỉ đơn giản là công việc, mà từ những buổi phát cơm này, họ có cơ hội chứng kiến và hiểu hơn về cuộc đời, từ đó định hướng lại con đường của bản thân, hướng thiện. Đa số những người đến nhận cơm là bệnh nhân, người thăm nuôi từ bệnh viện Ung Bướu và bệnh viện Nhân dân Gia Định (hai bệnh viện này kế cận nhau).

Ngoài phát cơm từ thiện, khi thấy những hoàn cảnh quá khó khăn, anh Cường còn sẵn sàng giúp đỡ nhiều hơn một bữa ăn. Không chỉ bệnh nhân và người thăm nuôi mới có thể nhận cơm, những ai có hoàn cảnh khó khăn đều có phần.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: