Sầu riêng Việt Nam bị đe dọa

(Hình minh họa: Luthfi Ihwan/Unsplash)

Sự thay đổi của thời tiết và tình trạng ngập mặn ngày càng nghiêm trọng trên sông Cửu Long đang đe dọa đến việc xuất khẩu sầu riêng của Việt Nam.

Đông Nam Á đang phải chống chọi với nắng nóng và hạn hán, những người nông dân Việt Nam trồng “vua trái cây nhiệt đới” ngày càng lo ngại về chất lượng thu hoạch thấp hơn, ảnh hưởng đến số lượng, trong khi nhu cầu xuất khẩu ngày càng tăng.

“Vấn đề chính của mùa thu hoạch sầu riêng này là hạn hán kéo dài và xâm nhập mặn làm giảm năng suất và chất lượng của các trang trại sầu riêng của Việt Nam,” TiếnSsĩ Võ Hữu Thoại, giám đốc Viện Trái cây miền Nam, nói với CNA.

Việt Nam đã thành công trong việc phá vỡ sự thống trị của Thái Lan với tư cách là nước xuất khẩu sầu riêng lớn nhất sang Trung Quốc trong hơn một thập kỷ.

Nhiều người ở Việt Nam gọi sầu riêng là loại quả vàng, vì một hecta sầu riêng có thể tạo ra lợi nhuận ước tính $7,000 cho người trồng trong một vụ thu hoạch bội thu. Trong khi đó, một hecta lúa hoặc cà phê có thể tạo ra lợi nhuận khoảng $6,000 mỗi năm.

Gần một nửa sản lượng sầu riêng của cả nước đến từ Đồng bằng sông Cửu Long. Trong những năm gần đây, thời tiết thay đổi và tình trạng xâm nhập mặn ngày càng trầm trọng đã đe dọa các trang trại trồng sầu riêng trong khu vực.

Ông Nghĩa là một trong những người đầu tiên nhập cây sầu riêng Monthong từ Thái Lan cách đây hơn hai thập kỷ để trồng ở tỉnh Tiền Giang, phía nam Việt Nam, nằm dọc theo bờ sông Cửu Long. Khu vực này hiện đã trở thành trung tâm sản xuất sầu riêng chính của Việt Nam. Ông đã làm việc với các giáo sư đại học và chuyên gia nông nghiệp để tìm kiếm và chia sẻ các kỹ thuật trồng sầu riêng tốt nhất.

“Mối đe dọa lớn nhất đối với sầu riêng là nước mặn. Cây sầu riêng rất dễ bị ảnh hưởng bởi nước mặn,” ông nói.

Những người nông dân như ông Nghĩa đang phải chịu tác động của các đập thủy điện được xây dựng ở thượng nguồn sông Cửu Long, nơi chứa một lượng nước lớn, dẫn đến mực nước thấp hơn chảy xuống hạ lưu nơi nông dân Việt Nam trồng sầu riêng.

Điều này có nghĩa là nước biển chảy sâu hơn vào sông Cửu Long – có năm lên đến 120km ngược dòng. Sau đó, nước trở nên quá mặn đối với cây sầu riêng, đặc biệt là trong mùa khô.

Tình trạng xâm nhập mặn năm nay tồi tệ hơn bình thường do hiện tượng El Nino.

Chính quyền Việt Nam đang nỗ lực mở rộng mạng lưới cống và hệ thống thủy lợi trên các nhánh sông Cửu Long để ngăn chặn tình trạng xâm nhập mặn.

Nông dân cũng đang làm mọi thứ có thể, chẳng hạn như tích trữ nước ngọt trong ao, hồ và kênh rạch cũng như lắp đặt các cơ sở tưới tiêu hiệu quả hơn.

Tuy nhiên, ông Nghĩa dự kiến vụ thu hoạch sẽ khó khăn hơn trong những năm tới vì điều kiện thiên nhiên ngày càng khắc nghiệt hơn.

Một số tỉnh ở miền Nam Việt Nam đã ban bố tình trạng khẩn cấp về hạn hán, với hàng chục nghìn người dân đang phải chịu cảnh thiếu nước ngọt nghiêm trọng do hạn hán và xâm nhập mặn trầm trọng hơn do đợt nắng nóng kéo dài.

Do thiếu mưa trong hơn bốn tháng, hàng nghìn người dân ở Tiền Giang phải nhờ đến các nhóm từ thiện cung cấp nước cho khu vực này. Người dân địa phương cũng phải xếp hàng dài với các thùng chứa để nhận nước phân phối.

Nông dân Việt Nam cũng đã nhanh chóng mở rộng các trang trại sầu riêng do giá trị kinh tế cao của loại quả này, làm dấy lên mối lo ngại trong các cơ quan nông nghiệp do lo ngại về cung vượt cầu.

(theo CNA)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: