Tại sao tin nội chính, nhân sự “tuyệt mật” luôn rò rỉ trên mạng xã hội?

Việc Nguyễn Xuân Phúc bị đánh rớt đài và mất ghế chủ tịch nước đã được cộng đồng mạng loan báo từ nhiều ngày trước khi có tin chính thức (ảnh: VOV)
Thời Sự
Thời Sự
Tại sao tin nội chính, nhân sự “tuyệt mật” luôn rò rỉ trên mạng xã hội?
Loading
/

Tân “chủ tiệm nước” và cuộc bầu bán “một mình một chợ”

Sau nhiều ngày thông tin về việc Võ Văn Thưởng trở thành “chủ tiệm nước” (tiếng lóng mạng xã hội, ám chỉ “chủ tịch nước”), đại diện miền Nam trong tứ trụ của chế độ CSVN, được những nhà báo độc lập đang lưu vong nước ngoài như Thái Văn Đường, Người Buôn Gió… đăng tin và nhận được hàng vạn người theo dõi thì ngày 2 Tháng Ba 2023, báo chí “lề đảng” cuối cùng cũng thông báo kết quả cuộc họp TW bất thường lần 4 về việc giới thiệu và bầu ông Võ Văn Thưởng – ứng viên duy nhất cho cái ghế chủ tịch nước bị bỏ trống từ Tháng Một 2023, sau khi ông Nguyễn Xuân Phúc “xin từ chức”.

Ông Võ Văn Thưởng, chính khách có đường quan lộ hanh thông và bí ẩn, là Ủy viên Bộ Chính trị trẻ nhất trong hàng ngũ chóp bu, được coi là lựa chọn phù hợp trong việc đảm bảo tính đại diện quyền lực theo vùng miền. Mặc dù chủ tịch nước là một trong “tứ trụ”, song luôn là cái ghế yếu thế và bị coi là hư vị nhất. Sau cái chết của ông Trần Đại Quang vì “bệnh lạ” ngay khi đương nhiệm và cú “trượt vỏ chuối” lịch sử của ông Nguyễn Xuân Phúc giữa nhiệm kỳ, chiếc ghế chủ tịch nước lại càng bị mất giá thê thảm.

Nó rẻ rúng tới mức mà ngay cả cái vinh dự đọc thư chúc mừng năm mới trước quốc dân đồng bào như truyền thống từ thời ông Hồ cũng không còn tới lượt. Thôi thì, một cá nhân “đi nhẹ, nói khẽ, cười duyên” cho đủ mâm bát “trà tam, rượu tứ”, tránh cái tiếng miền Bắc cai trị miền Nam, hay một chính thể ngày càng chuyên chế, công an trị, cũng có thể coi là một lựa chọn đẹp cả đôi đường.

Nhưng kỳ lạ rằng, việc ông Thưởng trở thành tân chủ tịch nước lại chẳng mấy người quan tâm, từ dân cho tới quan. Phần vì ai cũng biết trước cả rồi, phần vì suy nghĩ “đứa nào lên thì cũng thế cả thôi”. Người ta giờ đang quan tâm việc ai sẽ được những YouTuber, Facebooker nổi tiếng xướng tên trong bảng phong thần của Bộ Công an thời gian tới. Những cuộc cung đấu, “chó ăn thịt chó” ở Ba Đình, tương tự scandal của gia đình ông Nguyễn Xuân Phúc và vai trò trùm cuối của bà cựu đệ nhất phu nhân Trần Nguyệt Thu trong hai vụ đại án, những đường dây rửa tiền hàng chục tỷ USD của gia tộc này… xem ra hấp dẫn hơn nhiều khuôn mặt mờ nhạt của ông tân chủ tịch. Ông bà ta có câu “khôn ngoan hiện ra mặt, què quặt hiện tay chân”, nhìn tướng mạo ông tân chủ tịch… xem ra cũng chẳng khá hơn ông cựu chủ tịch mới bị phế truất là mấy.

Tại sao tin nhân sự, “tuyệt mật” luôn công khai trên mạng xã hội?

Một thực tế cho thấy sức ảnh hưởng ngày một lớn của những nhà báo độc lập, những Facebooker, YouTuber có các nguồn tin “nội chính”. Câu hỏi là tại sao các tin tuyệt mật, chuyện đấu đá, “đốt lò”, chuyện nhân sự, scandal của đám quan chức cộng sản lại luôn được phơi bày trên mạng xã hội? Thông tin nhân sự đảng cấp cao trước các kỳ đại hội đều “được” rò rỉ trước khi chính thức công bố cả tháng.

Tại sao những nhà báo độc lập luôn có thông tin mà chỉ cơ quan điều tra hoặc Ban nội chính, Ban tổ chức TW mới có? Qua thực tế kiểm chứng có thể thấy nguồn tin mà các blogger, Facebooker như Bùi Văn Hiếu – Người Buôn Gió, Lê Trung Khoa, Thái Văn Đường… đều là những thông tin có độ chính xác rất cao, là tin tức của “người trong nhà”. Họ có nhiều mối quan hệ chằng chịt và nguồn thông tin nội bộ. Điều khá thú vị là chính các nhà báo độc lập ở hải ngoại lại trở thành những kênh thông tin lan truyền tin tức nội bộ đa dạng từ nhiều phe phái khác nhau trong hệ thống cộng sản Việt Nam.

Nhiều tin nội chính, nhân sự, “đốt lò” từ nguồn Thái Văn Đường hoặc Bùi Thanh Hiếu đều chính xác và nhanh hơn nhiều so với truyền thông trong nước. Nguồn cung cấp cho họ chỉ có thể từ Bộ Công an, Ban Nội chính hoặc Ban kiểm tra Trung ương.  Ở đây, ta có thể thấy một hiện tượng thú vị về vai trò “tự do ngôn luận” kiểu Việt Nam khi mà các phe cánh trong đảng cầm quyền nhờ đến các blogger, Facebooker tự do để bóc phốt và hạ uy tín của nhau chứ không phải là truyền thông chính thống trong nước.

Dù là chế độ độc đảng chuyên chế nhưng nội bộ đảng cộng sản cai trị có vô số phe phái cát cứ theo vùng miền. Hiện nay, nhóm Thanh Hóa-Nghệ An-Hà Tĩnh được xem là nhóm mạnh nhất trong Đảng; nhóm Hưng Yên mạnh nhất ở Bộ Công an; nhóm Tây Ninh mới nổi với những đại diện như Nguyễn Văn Nên, Trần Lưu Quang… Các nhóm quyền lực này “không đội trời chung” và có thể thấy mức độ “bạo lực cách mạng” ngày càng sắt máu. Chẳng phải tự nhiên mà có “đồng chí lãnh đạo” đang khỏe mạnh bỗng lăn ra chết vì bệnh lạ, hay bị “té lầu”, bị đột quỵ bất đắc kỳ tử…

Việc đấu tố nhau hay việc thăm dò dư luận về nhân sự mới đều cần truyền thông đi trước một bước. Về mặt lý thuyết, hệ thống gần 1,000 tờ báo “lề đảng” đều dưới sự kiểm soát của Ban Tuyên giáo TW. Nhưng đảng CSVN thì năm phe bẩy mối và thậm chí mỗi tờ báo, tổng biên tập có thể là người của các phe phái khác nhau hoặc là “đòn xóc hai đầu” kiếm lợi ích từ chính cuộc “chọi chó” giữa các phe phái.

Cuối cùng, chính những người “làm truyền thông lề trái” lại được các phe nhóm chọn để dọn đường cho những cuộc tranh giành quyền lực, cho những phi vụ dàn xếp nhân sự, và cho những cuộc rò rỉ nội bộ nhằm triệt hạ uy tín nhau. Điều cực kỳ nực cười là tất cả những điều này diễn ra trong bối cảnh đảng cai trị ngày càng xiết chặt quyền tự do ngôn luận và tự do báo chí của người dân.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: