Thanh Hóa: Cán bộ tắc trách còn xin nhà nước 300 tỷ đồng để ‘xử lý hồ sơ tồn đọng’

Thanh Hóa cần 300 tỷ đồng xử lý 29.000 mét (?) tài liệu tồn đọng – Ảnh minh họa: luutru.quangtri.gov.vn

Một ông cán bộ hưu trí nói “Đề án này ‘thơm quá’, nếu tỉnh nào cũng làm (mà chắc sẽ làm theo Thanh Hóa) thì nhà nước mất đứt gần 20 ngàn tỷ!”

Chuyện là ngày 8 Tháng Ba, lãnh đạo Chi cục Văn thư lưu trữ tỉnh Thanh Hóa cho biết, tài liệu tồn trữ của tỉnh từ năm 1945 đến năm 2020 nhiều quá. Giờ đã đến lúc phải xử lý đống tài liệu này rồi.

Có người hỏi nó nhiều cỡ nào, một lãnh đạo tỉnh nói tài liệu này dài hơn 29,000 m!

Chẳng hiểu vị này học ở đâu cách tính độ lớn tài liệu bằng mét dài. Nghe xong chẳng ai hiểu đống tài liệu này lớn cỡ nào. Có lẽ đây là cách định lượng mới do Chi cục Văn thu lưu trữ tỉnh Thanh Háo sáng tạo dùng trong việc cân đo hồ sơ lữu trữ.

Tuy không hiểu 29 ngàn mét hồ sơ lớn như thế nào, nhưng cứ căn cứ vào kế hoạch tài chánh để xử lý đống tài liệu này thì chắc nó lớn lắm, nên ông Chi cục trưởng Đỗ Văn Chính mới xin khoảng 304 tỷ đồng từ nguồn ngân sách để chỉnh lý tài liệu tồn đọng và số hóa tại kho lưu trữ lịch sử tỉnh. Trong đó, ông liệt kê cặn kẽ:

– Dự toán kinh phí chỉnh lý tài liệu tại 20 sở, ban, ngành cấp tỉnh và 27 huyện thị, thành phố hết hơn 256 tỷ đồng;

– Dự án số hóa lưu trữ lịch sử hết hơn 47 tỷ đồng, gồm mua sắm nhiều trang thiết bị như máy chủ, nhu liệu, nhân công, văn phòng phẩm.

Hầu hết giấy tờ tài liệu của Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông Thanh Hóa ở 17 Hạc Thành bị đem bán phế liệu, chỉ còn thùng tôn vứt ngổn ngang. Ảnh: Lê Hoàng/VNExpress

Phải nói thêm cho rõ là đề án này được đưa ra sau khi cũng tại Thanh Hóa xảy ra vụ án hy hữu về hồ sơ lưu trữ. Bà Lê Thúy Linh, cán bộ công tác tại Ban quản lý dự án đầu tư công trình giao thông, đã bán 60 thùng hồ sơ lưu trữ cho người buôn phế liệu lấy 9 triệu đồng. Bà Linh sau đó đã bị bắt và bị khởi tố, còn 60 thùng hồ sơ kia đã được thu hồi.

Có lẽ thấy “mất con nghé” nên lãnh đạo Cục Văn thư lưu trữ mới lo “làm chuồng”, nhưng cái “chuồng” này lớn quá.

Ông Chính dự kiến đến năm 2025, tài liệu tồn đọng tại các cơ quan nhà nước cấp huyện trở lên sẽ giải quyết xong. Việc chuyển đổi phương thức lưu trữ truyền thống sang lưu trữ điện tử, xây dựng công cụ tra cứu hiện đại sẽ giúp bảo vệ, phát huy giá trị tài liệu, góp phần cải cách thủ tục hành chính. Đến lúc đó sẽ không sợ cán bộ táy máy tay chân mang hồ sơ đi bán ve chai nữa.

Khi ông Chính trình bày đề án “thơm tho” này người dân mới biết 70 năm nay, dân toàn nuôi “báo cô” đám phụ trách lưu trữ hồ sơ. Chúng chỉ “sáng vác ô đi, trưa đã vác ô về” để cho hồ sơ lưu trữ bám bụi dài tới 29 ngàn mét!

Giờ họ xin nhà nước cấp 300 tỷ đồng để dọn dẹp đám rác rưởi mà họ đã thải ra từ bao năm nay. Đồng bào nghe có “thông” không?

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: