Thanh Hóa: Nhiều quan chức bị kỷ luật về sai phạm trong tuyển sinh

Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa (tỉnh Thanh Hóa) – Ảnh: Thanh Niên

Sai phạm này chắc chắn “đẻ” ra tiền, thế nhưng do không có chứng cớ rõ ràng, nên việc kỷ luật cũng “nửa nạc nửa mỡ”.

Trước đó, kết quả kiểm tra của UBND H.Quan Hóa xác định, việc xét tuyển học sinh lớp 6 năm học 2022 – 2023 vào Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa đã mắc nhiều sai phạm; quy trình, thủ tục tuyển sinh không đúng quy định.

Vụ sai phạm này liên quan đến nhiều cán bộ đảng viên, đứng đầu là ông Lê Đức Hiếu, Trưởng phòng GD-ĐT H.Quan Hóa, Chủ tịch Hội đồng tuyển sinh lớp 6 của Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa (năm học 2022 – 2023). Ngoài ra còn có một số quan chức cộm cán khác như bà Phạm Thị Lượng, Phó chủ tịch UBND H.Quan Hóa (phụ trách lĩnh vực giáo dục); ông Lò Đức Liêm, Phó trưởng phòng GD-ĐT H.Quan Hóa; ông Trịnh Đình Hưng, Hiệu trưởng trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa, Phó chủ tịch hội đồng tuyển sinh vào lớp 6 năm học 2022 – 2023; ông Vũ Văn Quế, cán bộ Phòng GD-ĐT H.Quan Hóa; và Chi bộ Phòng GD-ĐT H.Quan Hóa.

Theo điều tra, trong năm học 2022 – 2023, Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa có 60 học sinh trúng tuyển (bằng hình thức xét tuyển). Tuy nhiên trong số đó chỉ có 17 học sinh đủ điều kiện, đúng tiêu chí theo quy định; 43 học sinh còn lại dù không đủ tiêu chuẩn vẫn được tuyển. Điều này cũng có nghĩa sẽ có 43 học sinh dù đủ tiêu chuẩn vào học nhưng vẫn bị loại.

Theo điều tra, đấy không phải là vấn đề sai sót, hay trình đột xét tuyển thấp, mà những suất đó được mua bằng tiền. Và với danh sách đảng viên cốt cán dính chùm như thế, người ta cho rằng mỗi suất vào trường, họ phải kiếm được nhiều tiền lắm mới đủ chia chác.

Đặc thù các học sinh dân tộc thiểu số là được cộng điểm ưu tiên trong xét tuyển đại học. Hình: Các em hoc sinh Trường Phổ thông Dân tộc Nội trú THPT số 2 Nghệ An – Ảnh: Soha

Nếu tìm hiểu chế độ đãi ngộ học sinh các trường dân tộc nội trú mới hiểu tại sao phụ huynh chấp nhận tốn tiền đút lót để tìm một suất cho con em.

Thứ nhất, đây là xét tuyển chứ không phải thi tuyển nên con họ học dốt cũng được vào. Chưa kể khi tốt nghiệp lớp 12, rồi thi vào đại học, học sinh các trường dân tộc nội trú này còn được cộng thêm điểm ưu tiên nên rất dễ đậu vào đại học.

Ngoài ra, trong thời gian học ở đây, vì trường chủ yếu dành cho học sinh dân tộc thiểu số nên các em vừa không phải đóng bất cứ khoản tiền nào, lại còn được trợ cấp tiền hàng tháng, được nuôi ăn, ở, được cung cấp quần áo, sách vở, đồ dùng học tập, bảo hiểm sức khỏe, các chi phí sinh hoạt khác…

Thế nên, nhiều người không ngạc nhiên khi đến thăm các trường dân tộc nội trú dạng như thế này, họ sẽ thấy học sinh dân tộc kinh rất đông, dù trường này được thành lập ưu tiên nhận học sinh dân tộc thiểu số.

Trở lại vụ sai phạm ở Trường phổ thông dân tộc nội trú THCS Quan Hóa, 43 học sinh xét tuyển sai đã được trả về học ở các trường THCS nơi học sinh cư trú. Chẳng biết cha mẹ các em có đòi lại được tiền mua ghế cho các em được không.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: