Tinh gọn bộ máy: Trận ‘sống mái’ trong nội các Chính Phủ CSVN

(Hình: báo Chính Phủ)

Cuộc cách mạng “Tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị” mà Tổng Bí Thư Đảng CSVN nhấn mạnh phải thực hiện với quyết tâm cao, hành động quyết liệt, nhất là ở cấp Trung Ương dự kiến sẽ có trận “sống mái,” “long tranh hổ đấu” trong nội các Chính Phủ Phạm Minh Chính.

Một bầu không khí ngột ngạt đến độ nghẹt thở bao trùm nghị trường Trung Ương Đảng CSVN khi mà vào sáng ngày 25 Tháng Mười Một năm 2024, bằng việc Tổng Bí Thư Tô Lâm chủ trì lễ khai mạc hội nghị Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN khóa XIII có bài phát biểu và nhấn mạnh, Ban Chấp Hành Trung Ương đã xem xét, thảo luận tờ trình của Bộ Chính Trị về tổng kết thực hiện Nghị quyết số 8 ngày 25 Tháng Mười 2017 là nhiệm vụ đặc biệt quan trọng, là cuộc cách mạng: Tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả nhất là ở cấp Trung Ương.

Cũng ngay trong ngày 25 Tháng Mười Một, ông Tô Lâm là người phát biểu bế mạc hội nghị trên, một lần nữa nhấn mạnh cần thực hiện “vừa chạy vừa xếp hàng,” “thời gian không chờ đợi” đối với ba nhiệm vụ, trong đó có nhiệm vụ: Đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy hệ thống chính trị.

Đây là cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hành chính, sáp nhập hoặc giải thể các cơ quan hành chính cồng kềnh, chồng chéo và không cần thiết. Điều này nó còn gắn liền với việc sắp xếp, luân chuyển hoặc cắt giảm đội ngũ cán bộ-công chức đặc biệt là những cán bộ-công chức bất tài, vô dụng, loại bỏ để giảm tiêu tốn 70% ngân sách Nhà Nước.

Chắc chắn sẽ đụng chạm đến lợi ích nhóm hoặc cá nhân, những thế lực ngầm không hề nhỏ tồn tại ở mọi cấp bậc trong hệ thống Chính trị Việt Nam. Dù thực tế xã hội mỗi ngày một thay đổi nhưng sẽ không dễ dàng thay đổi được nhận thức của đội ngũ cán bộ-công chức CSVN. Bởi lẽ, để ngồi vào chiếc ghế cán bộ-công chức, mỗi cá nhân phải phải lọt vào một trong bốn tiêu chuẩn sau “Nhất quan hệ, nhì tiền tệ, ba hậu duệ và trí tuệ” còn lại là “mặc kệ.” Đây là chiếc ghế biểu tượng cho sự quyền uy, địa vị xã hội và giàu có nên không ai không ham muốn tột bậc, trước đó có thêm biểu tượng của sự an toàn nhưng nay xem ra biểu tượng này không còn bảo đảm, đặc biệt là kể từ lúc chiến dịch “đốt lò” do cựu Tổng Bí Thư CSVN Nguyễn Phú Trọng khởi xướng và người đang kế tục là ông Tô Lâm.

Chính vì vậy, để một cá nhân hay một phe nhóm cán bộ-công chức nào chấp nhận hy sinh lợi ích, tháo gỡ “điểm nghẽn cơ chế,” tinh gọn và linh hoạt bộ máy hành chính đặng đưa đất nước phát triển là điều rất khó, thậm chí còn ngăn cản, nảy sinh xung đột lợi ích cá nhân rồi dần lan tỏa đến xung đột cả hệ thống chính trị, sự phản kháng và đấu đá của dàn lãnh đạo cấp cao ở Trung Ương là không tránh khỏi.

Hiện nay, hệ thống chính trị Việt Nam gồm có : Đảng CSVN, Nhà nước CSVN và Mặt trận Tổ quốc CSVN và các tổ chức chính trị-xã hội. Trong đó, hệ thống tổ chức của Đảng CSVN được lập tương ứng với hệ thống tổ chức hành chính của Nhà nước CSVN. Mà trong bộ máy Nhà Nước CSVN gồm có: Quốc Hội, Chủ Tịch Nước, Chính Phủ, Tòa Án, Viện Kiểm Sát, chính quyền địa phương.

Như vậy, để tinh gọn hệ thống chính trị thì Đảng CSVN và Nhà nước CSVN có thể nhập lại một. Còn để tinh gọn cơ quan hành chính, thì Chính phủ CSVN là cơ quan hành chính cao nhất của Nhà Nước CSVN hiện gồm có 18 bộ, 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan trực thuộc là quá cồng kềnh.

Có thể sáp nhập hoặc giải thể 4 cơ quan ngang bộ và 8 cơ quan trực thuộc vào 18 cơ quan bộ. Từ 18 cơ quan bộ có thể sáp nhập hoặc giải thể một số bộ để tổ chức bộ máy Chính Phủ được tinh gọn hơn.

Chính phủ chính là “điểm nghẽn” trọng yếu của “điểm nghẽn” mà ai cũng dễ dàng nhận thấy, cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy hành chính mà ông Tô Lâm muốn thực hiện theo phương châm “thời gian không chờ đợi” là quyết liệt nhắm vào cơ quan Chính Phủ, nhắm vào các cán bộ thuộc diện Trung Ương Đảng quản lý gồm: thủ tướng, phó thủ tướng và số bộ trưởng-thứ trưởng.

Một hội nghị quyết định vấn đề hệ trọng của cả đất nước, của cả hệ thống chính trị mà chỉ diễn ra khoảng thời gian chưa tới một ngày (ngày 25 tháng 11 vừa qua), quá gấp gáp và thúc bách đúng theo kiểu như ông Tô Lâm phát biểu là Trung Ương không chờ cấp tỉnh, cấp tỉnh không chờ cấp huyện, cấp huyện không chờ cơ sở, quyết tâm hoàn thành việc tổng kết nghị quyết 18 và báo cáo phương án về Ban Chấp Hành Trung Ương Đảng CSVN ngay trong quý 1-2025, báo hiệu một cuộc “long tranh hổ đấu” sắp diễn ra ngay trong lòng bộ máy chính phủ CSVN

Các bộ sẽ đấu với nhau, các cán bộ-công chức sẽ đấu với nhau để tranh giành quyền tồn tại. Ngày 30 tháng 11 năm 2024, Thủ Tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp thứ nhất của ban chỉ đạo Chính Phủ đánh giá việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy lần này có phạm vi tác động rộng, là việc phức tạp, nhạy cảm.

Tính từ đầu nhiệm kỳ Đại Hội Đảng XIII đến Tháng Tám 2024, có ba phó thủ tướng bị kỷ luật, bị khởi tố: Phạm Bình Minh, Vũ Đức Đam, Lê Minh Khái và các một số bộ trưởng của các bộ.

Hiện tại, trong số những người đứng đầu Chính Phủ, dưới vế ông Chính còn có năm phó thủ tướng: Nguyễn Hòa Bình, Lê Thành Long, Trần Hồng Hà, Bùi Thanh Sơn và Hồ Đức Phớc.

Giới quan sát đưa nhận xét, năm phó thủ tướng là quá nhiều, dư thừa, muốn tinh gọn thì cần luân chuyển công tác hoặc cắt giảm hai cho đến ba phó thủ tướng.

Vậy thì dự kiến sẽ là một trận “sống mái” giữa năm phó thủ tướng, tuổi tác ngang ngửa với nhau, “long tranh hổ đấu” để tồn tại.

Xét thấy ứng cử viên Nguyễn Hòa Bình đang ở thế thượng phong, áp đảo hơn bốn ứng cử viên còn lại. Là ủy viên Bộ Chính Trị và cũng là người đi lên từ ngành Công An, ông Bình đủ khả năng giữ chân chiếc ghế phó thủ tướng, đồng thời có cơ hội tranh giành chiếc ghế thủ tướng của ông Phạm Minh Chính ở nhiệm kỳ XIV sắp tới. Tuy nhiên, cơ hội này rất nhỏ bởi khoảng thời gian công tác, kinh qua các chức vụ cho đến hiện tại ông Chính chưa cho thấy đã dính scandal gì, trong khi ông Bình lại dính bê bối vụ án oan “tử tù Hồ Duy Hải.”

Các phó thủ tướng Lê Thành Long và Hồ Đức Phớc cũng chưa cho thấy dính scandal gì trong khoảng thời gian công tác, kinh qua các chức vụ cho đến hiện tại.

Đối với Phó Thủ Tướng Trần Hồng Hà, vào Tháng Mười Hai 2022, tại kỳ họp thứ 24 của ủy ban Kiểm Tra Trung Ương Đảng CSVN kết luận: ban cán sự đảng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường có một số vi phạm, khuyết điểm trong việc thực hiện các nguyên tắc và quy định của Đảng; thiếu trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo, tham mưu, xây dựng, ban hành và tổ chức thực hiện các thể chế, chính sách; trong việc thực hiện một số dự án đầu tư công và công tác kiểm tra, thanh tra. Thời điểm này, ông Hà nắm cương vị bộ trưởng kiêm bí thư ban cán sự đảng Bộ Tài Nguyên và Môi Trường.

Tương tự là trường hợp của Phó Thủ Tướng Bùi Thanh Sơn. Cũng tại kỳ họp thứ 24 vào Tháng Năm 2022, ông Bùi Thanh Sơn bị đề nghị xem xét, thi hành kỷ luật do bê bối trong vụ chuyến bay giải cứu, đưa công dân về nước trong đại dịch COVID-19. Ông Sơn bị Bộ Chính trị CSVN quyết định phê bình nghiêm khắc.

Như vậy khả năng nhiệm kỳ tới, những cái tên đứng đầu trong bộ máy Chính phủ CSVN dự đoán sẽ là: Phạm Minh Chính, Lê Thanh Long và Hồ Đức Phớc, có thể với sự bảo vệ của ngành Công An và các nhân vật thân tín như Tổng Bí Thư Tô Lâm hay Thủ Tướng Chính thì ông Nguyễn Hòa Bình vẫn sẽ tiếp tục giữ được chiếc ghế phó thủ tướng. Còn các ông Trần Hồng Hà, Bùi Thanh Sơn cùng với phe nhóm, thân tín hẳn sẽ nhận lấy kết cục thất bại, bởi lẽ để tồn tại với cuộc chiến vương quyền thì ngoài thực lực còn phải có uy danh.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: