Trương Mỹ Lan y án tử, ‘hé lộ’ người nhà nước chống lưng

Bà Trương Mỹ Lan không thoát án tử hình. (Hình: Tuoitre)

Bà Trùm Trương Mỹ Lan có thể lộng hành “rút ruột,” gây thiệt hại lớn trong nhiều năm không thể không có sự chống lưng từ các quan chức lớn nhà sản.

Ngày 3 Tháng Mười Hai 2024 Tòa Án Nhân Dân Tối Cao TP.HCM tuyên y án tử hình đối với bà trùm bất động sản Trương Mỹ Lan, chủ tịch Tập đoàn Vạn Thịnh Phát về các tội vi phạm quy định về cho vay trong hoạt động của các tổ chức tín dụng (16 năm), đưa hối lộ (20 năm), tham ô tài sản (tử hình). Tổng hình phạt là tử hình.

Trong vụ đại án Tập đoàn Vạn Thịnh Phát cùng Trương Mỹ Lan có tộng cộng 86 người, mỗi người nhận từ 2 năm tù đến chúng thân và tử hình. Phúc thẩm còn 48 người kháng cáo xin giảm nhẹ hình phạt.

Trong vụ án này có ông Chu Lập Cơ và Trương Huệ Vân là người thân của bà Lan. Ông Chu Lập Cơ – chồng bà Lan sơ thẩm bị tuyên án 9 năm tù, phúc thẩm được giảm còn 7 năm và Trương Huệ Vân từ 17 năm tù giảm xuống 13 năm.

Tình tiết đáng chú ý trong đại án này khi bà Lan khai có người của nhà nước nhờ, thúc giục nhờ bà đứng ra sát nhập ba ngân hàng thành SCB. Nếu không có “ô dù lớn” liệu Tân Thịnh Phát có thể tác oai tác quái như vậy không?

Bà Lan nói ngân hàng nhà nước bảo đảm với bà rằng: “ông Trần Minh Tuấn đây và ông Phạm Quý Ngọ, lúc đó ở Tổng Cục Cảnh sát nói với tôi rằng chị yên tâm, chúng tôi vì biết chị là người không làm ngân hàng và sẽ không tham gia, chúng tôi biết và vì thế chúng tôi mới cần chị giúp…”

Vạn Thịnh Phát là sản phẩm trong chiến dịch “đốt lò” của ông Nguyễn Phú Trọng, thực chất là để triệt hạ phe cánh, dẫn đến các chủ tịch, giám đốc của các tập đoàn lớn đều phải đi tù như: Tân Hiệp Phát, Tân Hoàn Minh, FLC. Có thể nói “nhờ” cái lò của ông Trọng mà người dân thấy được sự thối nát của bộ máy cầm quyền cộng sản.

Liên quan đến Vạn Thịnh Phát vào ngày 16 Tháng Năm 2024 ông Lê Thanh Hải, nguyên ủy viên Bộ Chính Trị, nguyên bí thư Thành Ủy, nguyên chủ tịch UBND TP HCM, bị Trung Ương cộng sản kỷ luật cách tất cả chức vụ trong Đảng.

Trước đó Bộ Chính Trị cộng sản cũng đã luận tội ông Hải cùng các ông Lê Hoàng Quân, Nguyễn Thành Phong, nguyên ủy viên Trung Ương Đảng, nguyên chủ tịch UBND TP.HCM, đã vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, quy định của Đảng, pháp luật; quy định những điều đảng viên không được làm và trách nhiệm nêu gương. Các ông cũng thiếu trách nhiệm, buông lỏng lãnh đạo để xảy ra nhiều vi phạm, khuyết điểm tại Đảng bộ, chính quyền thành phố. Những vi phạm này gây hậu quả nghiêm trọng, nguy cơ thiệt hại, thất thoát rất lớn tiền, tài sản của Nhà nước, để xảy ra các vụ án hình sự đặc biệt nghiêm trọng.

Những sai phạm của ba ông Hải, Quân, Phong điều liên quan mật thiết với bà trùm bất động sản Trương Mỹ Lan Tập đoàn Vạn Thịnh Phát và Công ty Cổ phần Tiến bộ Quốc tế (AIC) dẫn đến hàng loạt quan chức bị kỷ luật và vào tù.

Nói về Lê Thanh Hải thì cũng phải nhắc đến Thủ Thiêm. Ông Hải là tội đồ của người dân Thủ Thiêm, khi chỉ đạo cho đội quân khát máu đồng bào “xé nát” 160 ha đất tái định cư của người dân Thủ Thiêm. Khiến hàng ngàn người dân phải sống tha phương trên chính quê hương mình.

Trong vụ đại án Vạn Thịnh Phát từ ngày 1 Tháng Giêng 2018, đến ngày 7 Tháng Mười 2022 Trương Mỹ Lan bị cáo buộc chiếm đoạt 304,000 tỷ VNĐ từ SCB thông qua hồ sơ vay vốn khống, gây thiệt hại tổng cộng gần 500,000 VNĐ cho ngân hàng.

Qua vụ việc này, người chịu thiệt thòi nhất là người dân, những ai gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng nay gần như bị mất trắng. Bởi vì theo quyết định 21 năm 2017 của thủ tướng, số tiền bảo hiểm được trả cho tất cả các khoản tiền gửi được bảo hiểm theo quy định của Luật bảo hiểm tiền gửi (gồm cả gốc và lãi) của một cá nhân tại một tổ chức tham gia bảo hiểm tiền gửi tối đa là 75 triệu VNĐ. Điều đó có nghĩa là ngân hàng phá sản thì người gửi tiền được chi trả tối đa 75 triệuVNĐ. Tuy nhiên, theo Quyết định 32 năm 2021 của thủ tướng được tăng lên là 125 triệu VNĐ.

Vụ án Trương Mỹ Lan Tòa án cũng đưa ra một gợi ý rằng nếu tiếp tục tích cực khắc phục 3/4 hậu quả vụ án trong giai đoạn thi hành án thì sẽ được xem xét chuyển từ tử hình sang chung thân. Như vậy nếu bà Lan muốn thoát được án tử chỉ cần nộp lại 280,000 tỷ VNĐ để miễn tội chết.

Quay trở lại, thân thế ông Trần Minh Tuấn và ông Phạm Quý Ngọ là ai? Được biết, ông Trần Minh Tuấn nguyên là phó thống đốc ngân hàng nhà nước. Còn ông Phạm Quý Ngọ là thượng tướng, nguyên thứ trưởng Bộ Công An. Đều trùng hợp là cả hai ông này đều chết vào Tháng Hai 2014.

Trước đó, vào ngày 8 Tháng Giêng 2014 trong vụ án “cố ý làm lộ bí mật nhà nước” tổ chức đưa Dương Chí Dũng nguyên chủ tịch HĐQT Vinalines, nguyên cục trưởng Cục Hàng Hải trốn ra nước ngoài. Tại phiên tòa này, ông Dũng khẳng định số tiền mà ông đưa cho Tướng Ngọ là $510,000. Đồng thời khai thêm trước đó có đưa cho ông Ngọ 20 tỉ VNĐ để cho Tập đoàn Vạn Thịnh Phát do bà Trương Mỹ Lan làm chủ tịch được thực hiện dự án chuyển đổi công năng cảng Sài Gòn.

Trong vụ án bà Lan báo chí trong nước chỉ nhắc tới ông Trần Minh Tuấn mà bỏ qua Thượng Tướng Phạm Quý Ngọ, mặc dù cả hai ông đều có liên hệ mật thiết với bà trùm Trương Mỹ Lan và đã chết vào Tháng Hai 2014. Như vậy, người mà bà Lan nói trong phiên tòa là người của nhà nước không ai khác ngoài ông Tuấn và ông Ngọ. Liệu đằng sau hai ông có dính dáng gì đến các ông Lê Thanh Hải và Nguyễn Văn Bình? Tại thời điểm đó ông Bình là thống đốc Ngân Hàng Nhà Nước, còn ông Hải là bí thư Thành Ủy TP.HCM.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: