Từ biệt GS Nguyễn Văn Trung, một trí thức lớn của miền Nam

Giáo sư Nguyễn Văn Trung qua đời ngày 19 Tháng Mười 2022. Hưởng thọ 92 tuổi. Thế hệ của những trí thức như giáo sư Nguyễn Văn Trung đã đem lại một sự sôi động cho bộ mặt văn hóa của miền Nam Việt Nam. Đồng thời mở ra một thời kỳ của những người trí thức mạnh mẽ đặt vấn đề, dám tranh luận và dám nhận định khác chiều với khuynh hướng xã hội.

Nhiều thế hệ trí thức của miền Nam Việt Nam là học trò của ông. Là giáo sư quen thuộc của môn Triết và Văn tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn, ông đồng thời là giáo sư thỉnh giảng của nhiều trường đại học khác. Sau năm 1975, với chính sách lưu dung của chế độ mới, giáo sư Nguyễn Văn Trung được cho đi dạy lại trong một vài năm rồi sau đó ngưng hẳn không được làm việc.

Nguyễn Văn Trung sinh ngày 26 Tháng Chín 1930, tại làng Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam; ông còn có bút hiệu là Phan Mai và Hoàng Thái Linh. Xuất thân trường Dòng Puginier và chủng viện Hoàng Nguyên trước khi chuyển qua học Chu Văn An, Hà Nội. Từ 1950 đến 1955 ông được gửi đi du học Âu châu, ban đầu ở Pháp rồi qua Bỉ, đậu cử nhân triết học Đại học Louvain, Bỉ. Năm 1955 ông về Sài Gòn dạy trường trung học Chu Văn An, và sau đó là Đại học Huế.

Năm 1961 ông trở lại Bỉ, trình luận án tiến sĩ về Phật Học cũng tại Đại học Louvain với đề tài: “La Conception Bouddhique du devenir, Essai sur la notion du devenir selon la Stharivanâda.” Về nước ông dạy Triết và Văn ở Đại học Văn Khoa Sài Gòn và Đại học Huế. Tại Đại học Văn Khoa Sài Gòn, ông là Trưởng ban Triết Tây phương, có thời gian được bầu làm Khoa trưởng Đại học Văn khoa Sài Gòn (1969).

Sau 1975, không được trở lại giảng dạy, ông chỉ có thể làm công việc nghiên cứu văn học và triết học tại Khoa Ngữ văn Đại học Tổng hợp TP.HCM. Với một chuyển hướng quan trọng, ông tập trung vào nghiên cứu văn hoá miền châu thổ Sông Cửu Long với thành quả là bộ sách Lục Châu Học. Ông cũng có công phát hiện cuốn sách quốc ngữ đầu tiên: Thầy Lazaro Phiền của Nguyễn Trọng Quản, do cơ sở J. Linage Saigon xuất bản năm 1887, tiến tới phủ nhận tác phẩm Tố Tâm xuất bản năm 1925 ở ngoài Bắc bấy lâu vẫn được xem là áng văn quốc ngữ đầu tiên của Việt Nam.

Ở miền Nam giai đoạn 1955-1975, Nguyễn Văn Trung không chỉ là một nhà giáo, một nhà nghiên cứu phê bình mà ông còn là một nhà báo, viết mấy trăm bài báo đủ mọi thể loại, là một cây viết phân tích bình luận nổi tiếng về chính trị, xã hội và văn hoá; rất có ảnh hưởng trên tầng lớp tuổi trẻ thanh niên sinh viên, cùng các bước nhập cuộc với các hoạt động xã hội và dấn thân.

__________

In Retrospect, Nguyễn Văn Trung nhìn lại một hành trình trí thức lận đận

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Mẹo hay nhà bếp
Trong gian bếp, bạn cũng có thể sử dụng nhiều mẹo vặt để tránh phền toa1o xảy ra, nhất là khi bạn phải làm ở nhà. Tránh ruồi Chỉ cần…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: