Vụ án AIC: Giảm án cho mẹ vì có con… học giỏi!

Các bị cáo tại phiên tòa phúc thẩm vụ AIC. Ảnh: VietnamNet

Với quan điểm không thể nhân văn hơn, trong phần tranh luận tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ AIC, sau khi “cân, đo các cái có thể bỏ ra làm lý do, và đong, đếm các cái có thể bỏ vào túi”, Viện Kiểm sát (VKS) đã quyết định giảm án cho bị cáo Lê Thị Hương, nguyên Phó ban Kế toán Công ty AIC, cùng một số bị can khác.

Đồng thời VKS cũng “bác bỏ toàn bộ kháng cáo của bà Hoàng Thị Thúy Nga-cựu phó tổng giám đốc AIC, vì… “cứng đầu và không biết điều”.

Đó là nhận định của các “phó thường dân”, những người không được quyền tham dự phiên tòa phúc thẩm vụ án AIC, vào ngày 23 Tháng Năm.

Do không được tham dự, nên các “phó thường dân” suy diễn như sau:

VKS nhận thấy rằng, con trai của bị cáo Lê Thị Hương dù mới 14 tuổi, nhưng đã “đạt thành tích cao trong các cuộc thi toán quốc tế, là ‘cháu ngoan bác Hồ’ nhiều năm liền, luôn thấm nhuần tư tưởng HCM, thể hiện tinh thần chiến đấu trong học tập và cuộc sống,… nên rất cần bị cáo, với vai trò là người mẹ, ở nhà để “chăm sóc và động viên con học tập là… rất cần thiết!”

Qua sự phân tích rạch ròi, quyết định của VKS, giảm án cho bị cáo Lê Thị Hương quả là “thấm đẫm tính nhân văn của đảng”, khiến nhiều người tham dự phiên tòa “rơi lệ”.

Dù không có tờ báo nào nói rõ bị cáo Hương được giảm án như thế nào, nhưng trước đó, tòa án cấp sơ thẩm đã tuyên phạt bị cáo Lê Thị Hương 36 tháng tù, nhiều người cho rằng bị cáo Hương sẽ được thả ngay sau phiên tòa phúc thẩm được tuyên.

Lúc đó “bọn thù địch” sẽ im họng, ú ớ không nói ra lời.

Không chỉ có bị cáo Hương được giảm án “sâu”. Một số bị cáo khác như Lê Chí Tuân-Trưởng nhóm hồ sơ – Ban Quản lý Dự án 1 Công ty AIC, Huỳnh Tuấn Anh-Giám đốc Công ty Tạ Thiên Ân, Vũ Quang Ngọc-nguyên Phó Giám đốc Công ty Medicosult Việt Nam, cũng được VKS chấp nhận kháng cáo, đề nghị tòa cho họ được giảm án.

Đại diện VKS cho rằng, các bị cáo này (kể cả bị cáo Hương) đều thành khẩn khai báo, cung cấp thông tin có giá trị cho cơ quan điều tra, nhân thân tốt… Dù không bị cấp sơ thẩm tuyên phải chịu trách nhiệm hình sự, nhưng trước khi diễn ra phiên tòa phúc thẩm, các bị cáo đã tích cực vận động gia đình khắc phục số tiền 100- 200 triệu đồng. Vì vậy, có cơ sở chấp nhận kháng cáo của các bị cáo trên.

Đại diện VKS thực hành quyền công tố tại phiên tòa phúc thẩm xét xử vụ AIC. Ảnh: VietnamNet

Đó chỉ là số tiền nộp “trên bề mặt”, một số nguồn tin trên mạng xã hội cho rằng muốn được giảm án vì bất cứ lý do gì, các bị cáo phải chung chi kín đáo số tiền gấp hai, gấp ba số tiền đã nộp. Có thế VKS mới “giơ mặt ra chịu búa rìu dư luận” trước quyết định giảm án của họ.

Riêng bị cáo Hoàng Thị Thúy Nga, đại diện VKS đề nghị bác kháng cáo, giữ nguyên bản án sơ thẩm.

Trước đó, tòa án cấp sơ thẩm tuyên phạt bà Nga mức án 12 năm tù vì tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.

Quyết định không giảm án cho bà Nga cũng là đề tài tranh luận trên các diễn đàn. Dựa vào số tiền bà Nga phải liên đới bồi thường là 15 tỷ đồng ($638,700), người ta cho rằng, để được giảm án “sâu”, số tiền bà Nga phải chung sẽ đủ cho con cái bà sống “đế vương” suốt đời, thế nên thà bà ngồi tù để con bà… “hưởng phước”!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Hình như là…
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: