Lâu nay, dư luận xã hội thắc mắc muốn có câu trả lời, trùm cuối của vụ án Việt Á này là ai và những ai đã sở hữu 80% cổ phần còn lại của Công ty Việt Á?
Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long và Chủ tịch Hà Nội Chu Ngọc Anh bị khởi tố và bị bắt tạm giam mới đây, cho dù họ là hai Ủy viên Trung ương, hai cựu Bộ Trưởng, song chắc chắn họ không phải quan chức cấp cao nhất của đảng CSVN dính dáng tới vụ đại án tày đình này.
Sự thất bại của chính quyền Việt Nam trong việc xử lý đại dịch COVID-19 cuối năm 2021, với số lượng ca tử vong lên tới con số trên ba vạn, chắc chắn chịu tác động của chiến dịch xét nghiệm trên diện rộng với tốc độ thần tốc theo chính sách zero Covid của Trung Quốc. Điều đáng nói, chủ trương đó đã được sử dụng bằng các kit test “dỏm” của công ty Việt Á, không rõ nguồn gốc và chất lượng thì mới thấy sự dã man của một kế hoạch mang tính diệt chủng, có chủ đích của một thế lực chính trị.
Thậm chí đại án kit test dỏm của công ty Việt Á, với mục đích kiếm chác, trục lợi tiền bạc… của các quan chức CSVN từ trung ương tới địa phương, theo giới phân tích đã được thực hiện với một “siêu” kịch bản: Chi tiết, có lớp lang bài bản cụ thể, phân vai rất rõ ràng cho từng lãnh đạo dưới sự điều hành của một “trùm cuối”. Là điều mà khó có thể một kịch tác gia người Việt, có thể có đủ tài để nghĩ ra được. Đó là một điều chắc chắn! Tại sao lại nói như vậy? Bởi tác giả kịch bản đó, nếu là các ông bà “tứ trụ” của đảng CSVN mà những ngày gần đây dư luận xã hội cáo buộc là “trùm cuối” của đại án Việt Á, cụ thể như:
Bà Trần Thị Nguyệt Thu, phu nhân của Chủ tịch Nguyễn Xuân Phúc. Có tin rằng, Phan Quốc Việt – ông chủ Công ty Việt Á – được giới thiệu đến vợ của “anh Bảy” (Nguyễn Xuân Phúc) thông qua Nguyễn Công Khế, cựu tổng biên tập báo Thanh Niên. Ông Bảy Phúc, Nguyễn Công Khế và Phan Quốc Việt là những người đồng hương xứ Quảng. BBà Nguyệt Thu lâu nay vẫn nổi tiếng với những vụ việc lợi dụng danh nghĩa phu quân để kiếm ăn. Cũng có những đồn đoán rằng, người nắm giữ 80% cổ phần còn lại của Công ty Việt Á là bà Nguyễn Thị Thanh Nhàn, em gái “mây mưa” của ông Phạm Minh Chính. Cộng với việc ông Chính trong cương vị Thủ tướng từng nhiệt tình hô hào ủng hộ chiến dịch xét nghiệm trên diện rộng và thần tốc của Bộ Y tế.
Tuy nhiên những điều vừa kể chưa đủ sức thuyết phục để khẳng định họ là “trùm cuối”. Vì chỉ cần để ý một chi tiết nhỏ nhưng quan trọng: Đó là sự tham gia nhiệt tình ở mức thái quá của Ban Tuyên Giáo Trung ương. Thậm chí họ còn huy động những cái loa công suất lớn nhất của Đảng CSVN như Tạp Chí Cộng sản, Tạp Chí Tuyên Giáo, báo Nhân Dân, báo Quân đội Nhân Dân… để quảng cáo cho sản phẩm kit test dỏm của Việt Á, tới mức bịa rằng đạt tiêu chuẩn của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) và được 20 quốc gia đặt mua kể cả Anh Quốc! Mà rõ ràng một thực tế, Chủ tịch Phúc hay Thủ tướng Chính “tuổi gì” mà chỉ đạo được Ban Tuyên Giáo Trung ương? Phúc và Chính càng không dám bàn công khai với ông Trọng, người duy nhất làm được điều đó. Đến đây sẽ có người bảo, hay là tác giả định đổ tội “trùm cuối” cho Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng?
Thực ra việc giới phân tích cũng như dư luận lâu nay cũng nghi ông Trọng, bởi tổng đạo diễn kịch bản Việt Á phải tầm cỡ Tổng bí thư mới có thể sai khiến cỡ Ủy viên Trung ương, cựu Bộ trưởng như Chu Ngọc Anh và Nguyễn Thanh Long. Tất nhiên Tổng Trọng không dại gì mà lộ diện để mất mặt, nhưng nếu biết rằng trợ lý – cánh tay đắc lực của Tổng bí thư là Hồ Mẫu Ngoạt, một người nổi tiếng là “trùm” chạy chức và chạy án trong giới lãnh đạo Việt Nam thì cũng rất có thể. Nhưng ‘trùm cuối’ có thể cũng không phải là ông Trọng, mà nếu có thì Trọng cũng chỉ là ông trùm trong nội bộ ở Việt Nam mà thôi.
Kịch bản của đại án Việt Á chắc người Việt không nghĩ ra nổi. Tứ trụ của đảng CSVN thì càng không. Hơn thế nữa, cơ chế lãnh đạo của đảng CSVN là “lãnh đạo tập thể, cá nhân phụ trách”, nên “trùm cuối” nếu có sẽ là trùm cuối tập thể. Tập thể này là tập thể đồng chí, cùng hội cùng thuyền, đồng tâm, đồng ý, đồng hành, đồng phạm…
Kịch bản Đại Án Việt Á hẳn mọi thành viên Bộ Chính trị đảng CSVN đều biết từ trước, thậm chí biết rõ, qua các kênh thông tin khác nhau của cá nhân họ với Trung Quốc, hay các nhân vật có liên quan. Còn chuyện tập thể Bộ Chính trị thống nhất hay không thì khó có thể nói. Nhưng tập thể Bộ Chính trị có thể không có sự bàn thảo để đi đến đồng thuận, vì đó là việc rất khó công khai và “tế nhị” theo cách nói của ông Trọng khi nói về Trung Quốc. Đại án Việt Á được khởi động từ đầu năm 2020, kết thúc cuối năm 2021, thuộc nhiệm kỳ Đại hội 13, liệu có liên quan tới việc Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng bất ngờ phá lệ ở lại giữ chức vụ Tổng Bí thư liên tiếp ba nhiệm kỳ?
Có điều chắc chắn rằng, việc Bắc Kinh can thiệp trực tiếp tới chính trường Việt Nam là điều ai cũng biết. Trong chuyến thăm của Phó Tổng thống Hoa Kỳ Kamala Harris tới Việt Nam vào Tháng Tám 2021, Phạm Minh Chính vẫn phải tiếp Đại sứ Trung Quốc Hùng Ba bất ngờ đến “dằn mặt” dặn dò vào phút chót chiều ngày 24 Tháng Tám.
Ban lãnh đạo đảng CSVN vốn từ lâu đã trở thành tay sai đắc lực của Trung Nam Hải. Tới mức có câu thành ngữ “Bắc Kinh đổ mưa thì Hà Nội giương ô”, tức Trung Quốc bảo gì thì Việt Nam làm vậy. Đáng chú ý, liên quan vụ Việt Á, trong chuyên mục “Nhận diện: (Một liên minh ma quỷ): Những “cá lớn” nào đứng sau công ty Việt Á?” của báo Nhân Dân – Cơ quan ngôn luận của Đảng CSVN – đã thừa nhận các công ty Trung Quốc đứng sau hoạt động kinh doanh lừa đảo của công ty Việt Á.
Thậm chí có ý kiến cho rằng, Trung Nam Hải đã sử dụng kịch bản kit test Việt Á để cài bẫy, cho vào tròng hàng loạt các quan chức lãnh đạo Việt Nam. Bắc Kinh không cần sử dụng súng đạn mà chỉ sử dụng vài chục triệu kit test giả với giá rẻ như cho không, nhưng đã làm cho nội bộ ban lãnh đạo đảng CSVN bấn loạn, mất sức chiến đấu. Nội bộ nghi ngờ lẫn nhau và chia rẽ sâu sắc…, đặc biệt lòng dân mất lòng tin với lãnh đạo Việt Nam. Đấy mới là cái gốc của vấn đề mà “trùm cuối” ngoại bang luôn mong muốn.