COVID-19: Khi “Siêu xe” và công nghệ cùng hướng về một mục đích

Một kỹ sư của Tesla hướng dẫn thiết kế màn hình máy thở làm từ bảng điện tử trên xe Tesla Model 3. (Hình: YouTube Tesla)

CÁT LINH

Cuộc khủng hoảng coronavirus đã khiến cho các công ty công nghệ hàng đầu thế giới sẵn sàng tập trung nguồn lực có sẵn để cùng nhau chống lại sự bùng phát dịch COVID-19.   

Trong mùa dịch coronavirus, máy trợ thở (Ventilators) được sử dụng để đưa oxy vào phổi của những bệnh nhân trong tình trạng nhiễm nặng, không có khả năng tự thở. Tình trạng lây nhiễm lan rộng ở New YorkCalifornia trong vài tuần qua đã cho thấy sự khan hiếm vô cùng nghiêm trọng về máy thở và các thiết bị bảo hộ y tế. Giữa lúc đó, các hãng công nghệ lớn bắt đầu “tham chiến.” Họ tập trung nguồn lực có sẵn để cùng nhau chống lại sự bùng phát dịch COVID-19.

‘Trái táo’ vào cuộc

Hãng điện tử “Trái táo” cho biết họ sẽ tham gia vào cuộc chiến chống COVID-19 của toàn cầu bằng cách sản xuất một triệu tấm khiên che mặt cho nhân viên y tế bắt đầu vào tuần này.

Trong đoạn video đưa lên tài khoản Twitter của mình, CEO Tim Cook nói rằng công ty đã nỗ lực tập hợp các nhà thiết kế sản phẩm, kỹ thuật mã nguồn, đội ngũ thiết kế bao bì và tất cả các nhà cung cấp khác để sản xuất mặt nạ. Đợt hàng đầu tiên đã có mặt ở các bệnh viện ở Silicon Valley và sẽ được chuyển đến các bệnh viện khác ở Hoa Kỳ.

“Apple tự hào cùng với thế giới trong các hoạt động đối phó với COVID-19. Chúng tôi hiện đã cung cấp hơn 20 triệu mặt nạ thông qua chuỗi cung cấp của chúng tôi. Đội ngũ thiết kế, kỹ thuật, vận hành và đóng gói của chúng tôi cũng đang làm việc với các nhà cung cấp để thiết kế, sản xuất và vận chuyển tấm khiên che mặt cho nhân viên y tế.” CEO Tim Cook thông báo trong video trên Twitter.

Từ vũ trụ đến máy thở

Chỉ mới đầu tháng Giêng năm nay, tỉ phú Elon Musk tuyên bố SpaceX sẽ đưa người lên mặt trăng trong vòng hai năm tới bằng tàu không gian thế hệ mới. SpaceX đang phát triển một tàu vũ trụ thế hệ tiếp theo có tên Starship và công ty cho biết sẽ hạ cánh trên Mặt trăng vào năm 2022 với các chuyến bay có người lái. Musk và SpaceX cũng sử dụng Starship để đưa con người lên sao Hỏa.

Thế nhưng, ba tháng sau, các thành phần chế tạo SpaceX đã được sử dụng để cùng với công ty Medtronic MDT và nhà máy Tesla TSLA sản xuất máy trợ thở. Các kỹ sư Tesla đã thiết kế lên mô hình máy trợ thở từ các thành phần sản xuất xe điện Tesla.

“Chúng tôi muốn dùng những công cụ mà chúng tôi hiểu biết rõ về nó, có sự tin tưởng và chúng tôi có thể tiến hành rất nhanh để có được số lượng càng nhiều càng tốt.” Josheph Mardall, kỹ thuật viên của Tesla nói. 

Một video clip do Tesla đăng tải trên kênh YouTube của công ty cho thấy đội ngũ kỹ thuật, thiết kế của họ đã sẵn sàng ngay bên trong xưởng chế tạo xe hơi. Tất cả nhân viên đều mang khẩu trang và găng tay, làm việc dựa trên một sơ đồ chỉ dẫn hoạt động của máy trợ thở.

Ai đã quen thuộc với màn hình cảm ứng trên sản phẩm xe điện Tesla Model 3 nay sẽ thấy thiết bị này được dùng để theo dõi lượng oxy và lượng khí carbon dioxide. Những thiết bị khác của Model 3 như hệ thống máy tính thông tin, pin lilthium-ion, máy bơm, máy nén, ống bô (tube)… được vận dụng vào việc chế tạo máy trợ thở.

Video này được cho là xuất hiện sau khi công sản xuất máy trợ thở Medtronic có cuộc nói chuyện với Tesla về việc hai công ty có thể hợp tác với nhau để cùng tăng nguồn cung cấp thiết bị cho bệnh nhân COVID-19. Trên tài khoản Twitter của hãng Medtronic ghi nhận công ty SpaceX của Musk đang góp phần quan trọng cho những người cần sự chăm sóc đặc biệt, là máy trợ thở – một nguồn sáng cho những bệnh nhân COVID-19.

Cũng trên Twitter, ngày 3-4, Elon Musk cho biết SpaceX đang sản xuất van điện từ cho Medtronic.

Trước Elon Musk, General Motors (GM) và Ford là hai hãng sản xuất xe lớn của thế giới đã nhảy vào hợp tác với các nhà sản xuất thiết bị y tế để tăng tốc số lượng PPE cho đội ngũ nhân viên y tế, bệnh viện. Điều đáng nói là tất cả các công ty này đều không chủ ý quảng bá sản phẩm của họ. Thay vào đó, họ sản xuất những linh kiện riêng lẻ cho các hãng chuyên sản xuất thiết bị y tế như Medtronic, Ventec, GE Healthcare and ResMed.

‘Siêu xe’ vào cuộc đua…không xe

Bài báo của NPR hôm 24-3 cho biết hãng xe Ford đã hợp tác với công ty 3M và GE Health để sản xuất đồ bảo hộ các nhân cho những nhân viên y tế và máy trợ thở cho những bệnh nhân suy phổi cấp giữa đại dịch coronvirus.

Jon Baumbick, Phó Giám đốc quản lý sản phẩm doanh nghiệp của Ford Motor Co., nói với các phóng viên trong buổi họp báo rằng Ford nhìn thấy nhu cầu cấp bách nên họ muốn “nhảy vào và hỗ trợ.”

Jim Hackett, Chủ tịch và Giám đốc điều hành của Ford, cho biết: “Chúng tôi đã trao quyền cho các nhóm kỹ sư và các nhà thiết kế của chúng tôi để họ vận dụng sự khéo léo và sáng tạo một cách nhanh nhất giúp tăng quy mô sản xuất thiết bị quan trọng này.”

Chủ tịch Jim của hãng Ford nói Ford đang tập trung nỗ lực để giúp tăng nguồn cung cấp khiên che mặt, mặt nạ phòng độc và máy thở để giúp những nhân viên y tế ở tuyến đầu chống dịch, cũng như những người bị ảnh hưởng bởi virus.

Ford cho biết họ sẽ hợp tác với United Auto Workers để sản xuất tấm khiên che mặt bằng plastic tại nhà máy của Công ty Troy ở Michigan. Kế hoạch của Ford là đến tháng Tư, họ có thể sản xuất khoảng 100.000 sản phẩm mỗi tuần.

Phổi của bệnh nhân nhiễm COVID-19 nặng nhất có thể đông cứng lại, ngưng hoạt động, nên đòi hỏi các loại máy hỗ trợ đặc biệt, cao cấp nhất có trị giá lên tối 50.000 USD/cái. Loại máy này được thiết kế đặc biệt cho bệnh nhân và đòi hỏi phải có chuyên gia y tế được đào tạo để vận hành.

Do đó, theo ông Vafa Jamali, Phó Giám đốc hãng Medtronic, một trong số rất ít các công ty sản xuất máy trợ thở thì việc sản xuất và lắp ráp các thiết bị cao cấp này, tốt nhất nên để cho các nhà chuyên sản xuất máy trợ thở thực hiện.

“Các bộ phận chính của thiết bị được chính các công nhân có kinh nghiệm của công ty làm trong nhà máy. Nó không chỉ là không thể đem ra ngoài, thuê sản xuất là được, mà các công nhân sản xuất xe không thể làm ra các thiết bị này một cách nhanh chóng. Đây là thiết bị cứu sinh, nó không thể “OFF” và những kinh nghiệm sản xuất thiết bị cho tôi thấy nó vô cùng nghiêm ngặt,” ông Jamali nói.

Tuy nhiên, Chủ tịch của ResMed, ông Michael Farrell, trong cuộc phỏng vấn với CNBC có quan điểm khác. Theo ông, vấn đề mà chúng ta lo lắng không phải là sản phẩm cuối cùng, mà chính là thiếu hụt các thiết bị làm ra nó.

“Chúng tôi đã nhận được hàng trăm đề nghị chính từ các công ty ô tô, các công ty hàng không vũ trụ, các công ty quốc phòng. Thật tuyệt vời! Các bạn không làm máy trợ thở. Hãy tạo ra 10 phần thiết bị cho chúng tôi, giúp chúng tôi mở rộng quy mô sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của các bệnh nhân  COVID-19.”

(WASHINGTON POST/CNN/CNBC)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: