Có nhất thiết phải vào đại học tốt thì mới thành công?

(ảnh: Jeff J Mitchell/Getty Images)

Trẻ em ở Mỹ đang rơi vào cuộc khủng hoảng về sức khỏe tâm thần.

Áp lực từ khi còn trẻ để vào được một “trường đại học tốt,” con đường duy nhất dẫn đến cuộc sống trưởng thành thành công, khiến cuộc sống của trẻ em Mỹ ngày càng trở nên tồi tệ hơn.

Đó là lý do tại sao nhà nghiên cứu và tác giả về nuôi dạy con cái – Jennifer Breheny Wallace dạy cho ba người con của mình một khái niệm rất đơn giản. Wallace nói với CNBC Make It: “Điều đầu tiên các bậc phụ huynh cần làm là thoát khỏi suy nghĩ rằng có một thứ gọi là một ‘trường đại học tốt’.”

Wallace viết cuốn sách “Never Enough: When Achievement Pressure Becomes Toxic — and What We Can Do About It” sau khi làm việc với một nhà nghiên cứu tại Harvard Graduate School of Education để khảo sát 6,500 phụ huynh trên khắp Hoa Kỳ. Wallace cũng có bằng Harvard University.

Jennifer Breheny Wallace. (ảnh: Jennifer Breheny Wallace)

Tại nhà, cô và chồng mình cố gắng “giảm bớt áp lực xung quanh việc vào đại học” bằng cách nhắc nhở ba người con của mình, trong đó có một cháu đang học lớp cuối bậc trung học, rằng thứ hạng đại học là chủ quan và thành công cũng như hạnh phúc trong tương lai không phụ thuộc vào việc chúng học ở đâu.

Wallace nói: Bạn có thể giúp con mình và chính mình bớt căng thẳng bằng cách “xóa bỏ quan niệm sai lầm rằng uy tín của trường đại học là bí quyết để thành công.”

Bạn học đại học ở đâu không quan trọng bằng những gì bạn làm. Theo nghiên cứu, việc theo học tại một đại học danh tiếng, hay bất kỳ đại học nào, không bảo đảm cho một tương lai lý tưởng. Wallace nói: “Bạn có thể và nên nói cho con mình ví dụ thực tế về những người hạnh phúc và thành công nhưng chẳng có lấy một tấm bằng đại học nào.”

Cô nói: “Chắc nhiều phụ huynh biết về những người theo học tại những trường danh giá, mà cuộc sống của họ đâu có diễn ra tốt đẹp như họ mong đợi đâu! Và tất cả chúng ta đều có những người đi trước, từng học ở những ngôi trường bình thường thôi, nhưng họ vẫn có thể làm nên những điều phi thường trong cuộc sống.”

Theo Wallace, các bậc phụ huynh nên dạy con em mình là phải học thật tốt, đến nơi đến chốn, bất kể chúng học ở trường nào.

Trong số những sinh viên tốt nghiệp đại học, phúc lợi trong tương lai chủ yếu phụ thuộc vào kinh nghiệm họ tích lũy được khi ở trường, theo một cuộc khảo sát năm 2014 với 30,000 sinh viên tốt nghiệp đại học Hoa Kỳ của Gallup and Purdue University.

Những kinh nghiệm đó nằm trong các hoạt động ngoại khóa, một kỳ thực tập đặc biệt hoặc tìm một người cố vấn giúp việc học trở nên thú vị hơn.

“Về cơ bản, vấn đề là: Những sinh viên đó có [cảm thấy] họ quan trọng đối với trường của mình không?” Wallace nói.

Wallace và chồng cô cố gắng hạn chế nội dung khi nói chuyện với các con, liên quan đến trường đại học, trừ khi các con đề cập tới. Cô nói: “Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp thắc mắc cho con, nhưng vợ chồng tôi luôn để ý xem mỗi tuần mình dùng bao nhiêu từ ‘đại học’.”

Có nhất thiết phải vào Harvard University thì mới thành công? (minh họa: Scott Eisen/Getty Images)

Khi vợ chồng con cái thảo luận về các trường đại học, Wallace cho biết vợ chồng cô luôn cố gắng tập trung vào “ý tưởng về tầm quan trọng của khuôn viên trường” thay vì tìm kiếm trường có thứ hạng danh giá nhất. Cô cũng đặt những câu hỏi như: Đại học nào sẽ “phù hợp” nhất, nơi con cảm thấy mình có thể tạo ra ảnh hưởng trong khuôn viên nhà trường?

Điều đó biến cuộc thảo luận ở trường đại học thành một bài tập ít căng thẳng hơn nhiều và nêu bật các yếu tố dự đoán chính xác hơn sự thành công trong tương lai và lợi ích tổng thể.

Wallace nói: “Chúng ta cần cân nhắc kỹ lưỡng về điều gì thực sự dẫn đến cuộc sống tốt đẹp mà các bậc phụ huynh mong muốn cho con cái mình, và đó là làm sao có những mối quan hệ tốt đẹp, làm việc có mục đích và cảm thấy có đủ năng lực để theo đuổi những mục tiêu đó.”

(theo CNBC)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: