Thơ Haiku và bài học về cảm xúc

(minh họa: Thought Catalog/Unsplash)

Haiku, một thể thơ cực ngắn đến từ Nhật Bản, đóng vai trò là một công cụ vô cùng hữu dụng để thúc đẩy việc học tập về cảm xúc xã hội.

Thể thơ Haiku (俳句 , phát âm high-koo) là dạng thơ ngắn ba câu, sử dụng ngôn từ diễn tả giác quan, nhằm lột tả cảm xúc hay hình ảnh. Thơ Haiku vốn được các nhà thơ Nhật Bản phát triển, thường sử dụng chất liệu cảm hứng từ thiên nhiên, khoảnh khắc của cái đẹp, hay một trải nghiệm thấm thía.

Thơ Haiku tuân theo quy luật chặt chẽ: Cấu trúc 3 dòng, âm tiết 5-7-5. Nghĩa là câu đầu 5 âm tiết, câu hai 7 âm tiết và câu cuối 5 âm tiết. Cả bài thơ tổng cộng 17 âm tiết. Để đếm âm tiết của một từ, bạn hãy đặt bàn tay dưới cằm và phát âm từ đó. Mỗi nhịp cằm chạm bàn tay bạn được tính là một âm tiết. Một bài Haiku không cần vần hay nhịp điệu, miễn là nó tuân theo số âm tiết quy định.

Thơ Haiku tuân theo quy luật chặt chẽ: Cấu trúc 3 dòng, âm tiết 5-7-5. Nghĩa là câu đầu 5 âm tiết, câu hai 7 âm tiết và câu cuối 5 âm tiết. (ảnh: Wikihow)

Để sáng tác thơ Haiku, trước tiên bạn phải động não nghĩ ý tưởng, sau đó mới đi sâu vào chi tiết và hình ảnh kỹ càng hơn, rồi gọt giũa bài thơ sao cho tinh tế và lắng nghe thanh âm nó tạo ra khi đọc thành tiếng. Tập trung vào những sự kiện trong quá khứ hay những thứ làm bạn phiền lòng. Thử mượn cảnh tả tình hoặc một phép ẩn dụ có thể giúp bạn bộc lộc cảm xúc ngắn gọn.

Ví dụ:

Bùm, bùm, bùm, đoàng, đoàng!

Tâm trí tôi là bãi chiến trường

Thiên thu cuồng nộ

Thơ Haiku truyền tải thông điệp ngắn gọn về chủ thể tới người đọc thông qua các giác quan. Hãy nghĩ về mùi hương, cảm xúc, thanh âm, hương vị và dáng vẻ của chủ thể. Miêu tả chủ thể chỉ bằng cảm quan của bạn, và điều đó sẽ trở nên sống động trong lòng người đọc, họ sẽ cảm nhận được ma lực trên trang giấy.

Ví dụ, bạn có thể viết về “mùi hương thoang thoảng của lá thông” hay “vị chát đắng của không khí sớm mai”. Nếu bạn viết thơ về một chủ thể xác định, như chú chó cưng, bạn có thể miêu tả “tiếng gõ móng lách cách trên nền gạch” hay “bộ lông ẩm ướt của chú chó nghịch nước”.

Dưới đây là một số cách mà Haiku giúp ích cho việc học về cảm xúc xã hội:

Tự nhận thức: Viết Haiku đòi hỏi mỗi người phải nhận thức được những suy nghĩ và cảm xúc của họ rồi diễn đạt một cách ngắn gọn và có cấu trúc. Quá trình này giúp các cá nhân phát triển sự tự nhận thức và nhận ra cảm xúc của mình.

Đồng cảm: Haiku cũng rất hữu ích trong việc giúp các cá nhân phát triển sự đồng cảm bằng cách khuyến khích họ quan sát và suy ngẫm về thế giới xung quanh, thúc đẩy sự hiểu biết và đồng cảm với người khác.

Haiku tạo cơ hội cho mỗi người dồn hết tâm trí vào thời điểm hiện tại và môi trường xung quanh. Điều này thúc đẩy chánh niệm và giảm căng thẳng và lo lắng. (minh họa: Unsplash)

Thể hiện bản thân: Viết thơ Haiku là một quá trình sáng tạo và suy ngẫm, cho phép người sáng tác thể hiện suy nghĩ và cảm xúc của mình theo một cách độc đáo. Điều này đặc biệt hữu ích cho những cá nhân gặp khó khăn trong việc diễn đạt bằng lời nói.

Chánh niệm: Haiku còn tạo cơ hội cho mỗi người dồn hết tâm trí vào thời điểm hiện tại và môi trường xung quanh. Điều này thúc đẩy chánh niệm và giảm căng thẳng và lo lắng.

Hợp tác: Haiku cũng có thể được sử dụng như một công cụ cộng tác để thúc đẩy kỹ năng làm việc nhóm và giao tiếp. Các nhóm sẽ làm việc cùng nhau để tạo ra một bài Haiku, trong đó mỗi thành viên đóng góp một dòng hoặc một câu thơ.

Haiku đóng vai trò rất hiệu quả và là bệ phóng cho việc học hỏi cảm xúc xã hội bằng cách thúc đẩy sự tự nhận thức, sự đồng cảm, thể hiện bản thân, chánh niệm và cộng tác.

(theo Medium – Wikihow) 

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: