Trà, vang và dương cầm

Share:

Có ai đó đã nói thế này: “Trà là sự bắt đầu, và cũng là sự kết thúc.” Không thật hiểu vì sao lại có câu nói đó, nhưng nếu nói uống trà là “phản quan tự kỷ” thì không sai. Vị giác đầu tiên khi uống một ngụm trà sẽ rất nồng, như sự va chạm lần đầu giữa hai cung bậc âm dương. Vị giác đó sẽ chuyển hóa thành sự tĩnh lặng khi vị trà thấm vào huyết quản, ấm dần như khi Kim, Hỏa đồng giao.

Theo tích xưa kể rằng, vua Trần Nhân Tông lúc còn là Thái tử Trần Khâm, được vua cha là Trần Thánh Tông cho theo học đạo lý với Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ. Khi Thái tử sắp về triều, đã đặt câu hỏi với Thầy của mình như sau: “Kính bạch Thượng sĩ, pháp yếu của Thiền Tông là gì?”

Ảnh: Getty Images

Ngài Tuệ Trung Thượng Sĩ đáp: “Là phản quan tự kỷ bổn phận sự, bất tùng tha đắc.” Có nghĩa, quay lại soi sáng tâm mình là bổn phận gốc của người trần, chứ không ngẫu nhiên từ bên ngoài mà có được ánh dương đó.

Thế là, Xuân, Hạ, Thu, Đông, Trà giúp cho người “phản-quang-tự-kỷ.” Trà mang đến duyên tương phùng. Trà níu chân khách thập phương bằng một đêm đối ẩm. Trà đón bình minh rừng núi bằng Nhất thủy, Nhì trà, Tam Bôi, Tứ Bình. Trà làm say men tha nhân! Trà kết giao tri kỷ! Trà đưa tâm người về với vô vi, hướng về chân thiện mỹ! Nếu trà như cô thôn nữ thuần khiết cất tiếng hát vang khắp núi rừng thì (rượu) vang là nàng tiểu thư kiêu kỳ, khó gần, nhưng, nếu đã chạm được vào thì nàng sẽ cùng đi đến tận chân trời góc bể.

Đến với Vang, phải từ tốn, nhẹ nhàng, phải dùng khứu giác để cảm nhận hương thơm của nàng trước, phải nâng nàng trong tay nhưng không được chạm vào, phải giữ nàng khoảng 10 giây. Rồi sau đó, bắt đầu thuần phục nàng. Vang nhất định không bao giờ chấp nhận “võ biền túy ẩm.”

Ảnh: Getty Images

Nếu đã hiểu nhau rồi, vang không còn là tiểu thư đài các kiêu sa nữa. Vang sẽ là nàng Juliet sẵn sàng đứng bên cửa sổ chờ chàng Romeo, nhưng vẫn làm khó chàng với câu “Ai đưa lối cho chàng đến đây?” Âu cũng là duyên kỳ ngộ!

Từng chút, từng chút, Vang hòa vào cơ thể chúng ta, cho chúng ta cảm nhận từng cung bậc của ngũ giác (thính giác, vị giác, thị giác, khứu giác và xúc giác). Đừng nghĩ vang là người tình không bao giờ cưới. Khi đã yêu rồi, vang “cưới” nỗi sợ của quá khứ, “cưới” trọn niềm tin của tương lai, “cưới” cả những ngày bôn ba còn sót lại. Những đêm buồn, vang đến cầm tay. Những đêm vui, vang chia sẻ hồng trần. Vang tinh tế trong từng cái chạm.

Ảnh: Getty Images

Và, giữa những cung bậc đó, có tiếng dương cầm chảy nhẹ qua, róc rách. Nhịp trầm khàn đổ vào đêm, hòa với màu đỏ Bordeaux – màu áo của vang. Hát cho một nơi nào đó, có những linh hồn tha nhân, còn vất vưởng nơi đất khách chưa tìm được đường về.

Đêm tan. Rượu cạn. Nhạc dứt. Người đàn bà thức giấc. Tấm vải xanh như ngọc biếc lửng lơ phủ kín đỉnh đầu. Những nốt nhạc cuối cùng vẫn còn thổn thức, réo rắt, rồi nhỏ dần, biến mất.

Trà, vang và dương cầm – Đêm của người đàn bà hát!

ĐỌC THÊM

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Tướng phu thê
Dân gian Việt Nam thường dùng từ “tướng phu thê” khi thấy các cặp vợ chồng có nét mặt giống nhau. Nhưng về khoa học, chuyện này cũng được minh…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: