“Tớ không thích bắt nạt, vì bắt nạt rất hôi”!

Sau khi “nhặt sạn” cuốn SGK Tiếng Việt 2 – bộ “Kết nối tri thức với cuộc sống” và lên tiếng về tình trạng lợi ích nhóm trong xuất bản sách giáo khoa (SGK) của Nhà xuất bản Giáo Dục Việt Nam, thì mấy hôm vừa rồi, tôi lại bắt gặp hàng loạt bài viết đăng tải về sai sót trong xuất bản, phát hành SGK của nhà xuất bản này ở năm học mới. Thật sự là tôi đã bắt đầu không muốn quan tâm gì đến việc này; vì thấy dường như là có quan tâm cũng chẳng giải quyết được việc gì, khi mình lực bất tòng tâm. Hơn nữa, buồn lo theo dõi dịch bệnh từng ngày, còn hơi sức đâu mà quan tâm.

Nhưng chiều nay, nhận tin qua Zalo của một đồng nghiệp nhà giáo thấy có hình ảnh một bài thơ với tựa đề “Bắt nạt” trong cuốn sách lớp 6 tập một, tôi đã không thể lướt qua, buộc phải đọc đi, đọc lại. Đọc xong bỗng thấy buồn, rồi thì thở dài ngao ngán.

Ôi chẳng lẽ vĩnh viễn không còn trở lại cái thuở “Tôi đi học” với những trang sách, vần thơ tươi đẹp, chuẩn mực đến nao lòng mà hàng chục năm qua đi, khi tay đã vân vê sợi tóc bạc đầu tiên vẫn cứ thích đọc lên những câu hồn nhiên, trong sáng và thấy tuổi thơ mình ùa về. Cả đến khi làm thầy dạy, muốn tìm được một câu, một chữ để bắt lỗi ở những tác phẩm được đưa vào SGK học trong nhà trường cũng khó, thật khó.

Vậy mà bây giờ, sao người ta chọn lựa dễ dãi đến thế này chứ. Chưa cần phải nói đến bài thơ có phù hợp với học sinh lớp 6 hay không, nhưng tôi đố thầy, cô nào, học sinh nào có thể nhớ và thuộc lòng bài thơ này, nếu không bị buộc phải ngồi mà học thuộc.

Nghệ thuật thơ đã không thấy đâu: ngôn từ đắt giá-không, nhạc điệu-không; mà nội dung cũng nhạt phèo, chán ngắt, chỉ mỗi cái chuyện bị bắt nạt. Có những chỗ còn gượng gạo, tối nghĩa. Rồi còn khuyên con người ta phải nhảy hip hop, phải ăn mù tạt nữa mới ngộ chứ?

Nghe đồng nghiệp tôi nói, thơ đã dở đến như vậy mà sau khi bị dư luận lên tiếng, tác giả bài thơ (Nguyễn Thế Hoàng Linh) còn đăng quan điểm trên trang cá nhân một cách bảo thủ, bao biện, có ý chỉ trích người góp ý, phê bình. Lập tức, tôi tìm đến cái trang cá nhân của anh ta, thì ô hô, không nên trách tác giả nữa các bạn nhé.

Theo tôi, tác giả này (nghe nói đã sáng tác hàng nghìn bài thơ) mà không có “vấn đề” về tư duy thì đảm bảo tôi đây… “chít” liền. Các bạn có hiểu anh ta nói gì trong đoạn này không: “Và khi cùng hăm h chng li bài thơ, hăm h nhân danh cm th ca tr em, ca tr em lp 6 dù h không h đề ngh, các bn ch tp hp nên mt đám đông sai trái và mt cm th mun đi càn quét ngh thut thc th” (trích nguyên văn).

Vốn liếng chữ nghĩa của nhà thơ vốn dĩ chỉ như thế thì đừng trách anh ta. Trách là trách người chọn lựa, biên soạn sách giáo khoa có trình độ văn chương, chữ nghĩa còn hạn chế kìa!

Nhưng suy cho cùng, những người này vẫn không phải “thủ phạm”.

Vậy theo các bạn, thủ phạm là ai?

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Khúc nhạc buồn trong ký ức
            Nếu ví cuộc đời của mỗi người như một bản trường ca có nhiều đoản khúc khác nhau, mỗi đoản khúc biểu tượng cho những diễn tiến buồn hay…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: