“Chính! Có phải Chính đó không con? Đúng rồi. Chính đầu đò. Chính đầu đò đây mà. Cô nè. Cô Loan xóm Hoa Trường nè con” – Người phụ nữ với một làn đầy rau má, dáng vẻ khắc khổ reo lên khi thấy người đàn ông sang trọng comple cà vạt bước xuống từ chiếc Mercedes mới cáu. Ông là Phạm Minh Chính – Thủ tướng nước Cộng hòa xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
Sinh ra trong một gia đình nông dân nghèo tại xóm Hoa Trường, xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa, cậu bé Chính đã sớm phải theo cha mẹ ra đồng. Bố ông là công chức địa phương, mẹ làm ruộng. Giờ rảnh rỗi, cha mẹ ông làm lái đò đưa khách qua sông Lèn. Sông Lèn là một nhánh của sông Mã đổ ra biển.
Còn nhỏ, nhưng ông đã được phân công đứng ở đầu bến đò hướng dẫn khách qua sông. Năm tuổi, cả gia đình ông chuyển lên thị trấn Cẩm Thủy, huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa (lúc bấy giờ vẫn chưa tách ra độc lập), ông lại tiếp tục công việc phụ giúp ba mẹ khi lái đò. Lúc này bến đò là ở Sông Mã. Có lúc ông đứng trên bến đò chờ khách. Có lúc ông đứng mũi đò để đảm bảo an toàn, an ninh cho từng người qua sông. Người dân nơi đây trìu mến gọi ông là Chính đầu đò. Cô Loan là một trong hàng ngàn khách qua sông khi đó.
Lớn lên, ông được đảng và nhà nước cử đi học tại Đông Âu. Khi Đông Âu sụp đổ, ông không ở lại như một số người cơ hội khác, mà trở về để phục vụ nhân dân, đất nước.
Không ai có thể ngờ rằng một cậu bé đứng đầu bến đò đưa khách qua sông ngày nào hôm nay lại trở thành thủ tướng một quốc gia hùng mạnh. Phạm Minh Chính. Phạm Minh Chính. Chính Đầu Đò. Chính Đầu Đò. Hôm nay ông đã dùng được kiến thức lái đò, sắp xếp, tổ chức các chuyến đò qua sông Lèn, sông Mã ngày nào để đưa cả trăm triệu dân quá độ bến đò phong kiến, tiến thẳng lên chủ nghĩa xã hội.
Cô Loan đồng hương, người hành khách thân quen ngày nào chắc chắn đặt toàn bộ niềm tin vào thủ tướng. Cũng như hàng triệu người dân khác, đang dần dần ngày đêm tin vào thủ tướng. Chính đầu đò. Chính đầu đò (*).
Tác giả: Ông Học Giả.
(*) Dzui lòng không đọc lái