Một Steve Jobs khác, trước cánh cửa Thiền

Steve Jobs và bậc thầy tranh khắc gỗ Nhật bản Kawase Hasui.

Khi Steve Jobs xuất hiện tại sân bay San Francisco năm 19 tuổi, cha mẹ ông đã không nhận ra ông. Jobs, một sinh viên đã bỏ học tại Đại học Reed, và vừa mới trải qua vài tháng ở Ấn Độ.

Lúc đó, Jobs đã quyết đi và chiêm nghiệm những thứ mà ông bị cuốn hút mãnh liệt về Ấn Độ giáo, Phật giáo. Ánh nắng của vùng đất Ấn Độ đã làm da ông đen sạm đi. Nhưng chuyến đi cũng thay đổi tâm hồn ông một cách yên lặng.

Trong thời gian ở Ấn Độ, Jobs đã thử nghiệm các triết lý phương Đông khác nhau, và thậm chí có thời điểm đã nghiêm túc cân nhắc việc ở lại Ấn Độ và trở thành một Sadhu – môn đệ chân truyền của người Hindu. Ông bị thu hút bởi những lý tưởng của những người theo chủ nghĩa khổ hạnh của đạo Hindu và khao khát một cuộc sống đơn giản hơn, thanh thản hơn.

Không ai ngờ được, chuyến đi ấy của chàng thanh niên Steve Jobs sẽ làm thay đổi cả thế giới công nghệ và kinh doanh. Trở lại Bay Area, Steve Jobs tiếp tục trau dồi việc thực hành thiền định của mình. Thật may mắn, vào đúng thời điểm của những năm 1970, San Francisco là nơi Thiền tông bắt đầu phát triển mạnh mẽ trên đất Mỹ. Ông đã tìm gặp Shunryu Suzuki, tác giả của cuốn sách đột phá ‘Zen Mind, Beginners Mind’ (tạm dịch: Quán tưởng và Khai tưởng) và tìm kiếm sự giáo huấn từ một trong những học trò của Suzuki, ngài Kobun Otogawa, một nhà sư Phật giáo.

Walter Isaacson, Giáo sư khoa lịch sử của Đại học Tulane, New York, cho biết Jobs tìm gặp ngài Otogawa hầu như mỗi ngày. Vài tháng một lần, họ sẽ cùng nhau tham gia một khóa tu thiền.

Jobs nói việc thực hành thiền định đã khơi dậy, đã định hình sự hiểu biết của Jobs về các quá trình tinh thần của chính ông. Jobs có lần nói với Isaacson: “Chỉ cần anh ngồi và quan sát, bạn sẽ thấy đầu óc mình bồn chồn như thế nào. Nếu anh cố gắng làm dịu nó, nó chỉ làm cho mọi thứ trở nên tồi tệ hơn, nhưng theo thời gian, nó sẽ bình tĩnh lại và khi nó thực sự tĩnh tại anh sẽ nghe thấy những điều tinh tế hơn – đó là khi trực giác của anh bắt đầu nảy nở và anh bắt đầu nhìn thấy mọi thứ rõ ràng hơn ở hiện tại. Tâm trí của anh chỉ chậm lại, và anh thấy một sự mở rộng đáng kể trong thời điểm này. Anh thấy nhiều hơn những gì anh có thể thấy trước đây”

Ở California, Jobs tiếp tục ứng dụng thiền định và suy ngẫm trở thành một phần quan trọng trong thói quen hàng ngày của mình. Trong nhiều năm, anh gặp gỡ hàng tuần, và đôi khi thậm chí hàng ngày, cận kề với Kobun Chino Otogawa, người đã giúp dung hòa những tham vọng vật chất với những mục tiêu tinh thần cao cả hơn.

Jobs cảm thấy có sự thích nghi với Thiền Phật giáo đến mức ông đã cân nhắc chuyển đến Nhật Bản để thực hành sâu hơn. Nhưng ngài Otogawa lại nói với anh rằng mọi thứ đang chờ Jobs ở California.

Khi nhìn lại sự nghiệp của Steve Jobs, thật dễ dàng nhận ra ảnh hưởng của Thiền. Trong 1,300 năm, Thiền Phật giáo đã truyền cho các môn đồ của mình đủ các giá trị bi-trí dũng- cũng như sự đơn giản nghiêm ngặt.

Những năm trước khi qua đời, Steve Jobs tới lui không ngớt ở Nhật Bản, chiêm ngưỡng cách nghệ thuật hội họa “shin-hanga”, một phong cách hiện đại của tranh in khắc gỗ “Ukiyo-e”, cũng như học hỏi về Thiền tông Nhật Bản.

Jony Ive là người thiết kế các sản phẩm của Apple, kể rằng Steve Jobs luôn là người có tiếng nói cuối cùng về diện mạo của chúng. Cả hai đều đồng cảm với nhau các kiểu dáng đẹp, thẩm mỹ đơn giản mà họ tìm thấy trong văn hóa Nhật Bản. Jony Ive nói sự đơn giản trong thiết kế của các sản phẩm Apple là một phần nhờ vào ý tưởng Phật giáo Thiền tông và thẩm mỹ Nhật Bản.

Những người gần gũi với Steve Jobs nói sự yên tĩnh trong tâm hồn và quan sát với thế giới này, đã giúp cho nhà sáng tạo thiên tài này mở ra cách giúp ông hiểu khách hàng của mình. Jobs nổi tiếng với câu nói rằng nhiệm vụ của ông không phải là cung cấp cho mọi người những gì họ nói rằng họ muốn; mà chính là cung cấp cho họ những gì họ đang không biết là họ cần. Giáo sư Isaacson kể: “Thay vì dựa vào nghiên cứu thị trường, Steve Jobs đã trau dồi thế giới quan của sự đồng cảm – một trực giác sâu sắc để thấu hiểu về mong muốn của khách hàng.

Cách nhanh nhất để rèn luyện khả năng đồng cảm của bạn là gì? Khi hàng thế kỷ của các môn đồ và vô số nghiên cứu ngày càng nhiều cho thấy, đó chính là thiền quán.

Khi Steve Jobs qua đời, tờ New York Times đã đăng một câu nói gây xúc động về những gì ông đã làm cho xã hội: “Bạn đã chạm vào một thế giới công nghệ xấu xí và làm cho nó trở nên vô cùng đẹp đẽ”. Chúng ta có thể cảm ơn những gì Steve Jobs đã tạo ra cho nhân loại, nhưng cũng nên cảm ơn khoảng thời gian mà Jobs ở Ấn Độ và ngồi trên chiếc đệm thiền – chính những điều đó đã khơi mào cho một cuộc cách mạng khác.

(theo NHK, Insider)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: