“Cô gái Afghanistan” giờ ở đâu?

“Cô gái Afghanistan” nổi tiếng trên trang bìa tạp chí National Geographic năm 1985 đã được cấp quy chế tị nạn ở Ý. Giấc mơ của cô đã trở thành hiện thực nhờ sự can thiệp của các nhà hoạt động xã hội dân sự và các tổ chức phi chính phủ (NGO).

Bí ẩn kéo dài gần 20 năm

Bức ảnh “Cô gái Afghanistan” và nhân vật trong ảnh gần như nổi tiếng lập tức sau khi được đăng trang trọng trên bìa Tạp chí Địa lý Quốc gia (National Geographic Magazine) số ra Tháng Sáu 1985. Cô vừa được Thủ tướng Ý Mario Draghi cấp quy chế tị nạn. Văn phòng báo chí của thủ tướng viết: “Sau những biến cố vào Tháng Tám năm nay tại Afghanistan (Mỹ rút để Taliban lên nắm quyền), đáp lại đề nghị của các nhà hoạt động xã hội dân sự và đặc biệt là các tổ chức phi lợi nhuận hoạt động ở Afghanistan về việc cô Sharbat Gula khẩn thiết muốn giúp đỡ để rời khỏi đất nước, thủ tướng đã đứng ra dàn xếp đưa cô đến Ý trong chương trình rộng lớn hơn của chính phủ để di tản một số công dân Afghanistan, tiếp nhận và giúp họ hội nhập”.

Nhiếp ảnh gia Steve McCurry bên cạnh những bức ảnh chụp ‘Cô gái Afghanistan’ (“Afghan Girl”) – ảnh: Photo by ULRICH PERREY/DPA/AFP/Getty Images

Bức chân dung Sharbat Gula 12 tuổi, một trẻ mồ côi thuộc bộ tộc Pashtun sống trong trại tị nạn ở thành phố Peshawar nằm sát biên giới Afghanistan, đã làm xôn xao thế giới nhưng không ai biết thêm gì nữa về nhân vật trong ảnh suốt gần 20 năm sau đó. Đôi mắt biếc màu xanh lá cây nhìn ra thế giới từ chiếc khăn trùm đầu pha trộn sự dữ dội và đau đớn đã gây xúc động cho nhiều người nhưng con người thực của Gula chỉ được nhận diện vào năm 2002 khi McCurry quay trở lại khu vực và lần theo dấu vết của người trong ảnh.

National Geographic cho biết một nhà phân tích FBI, một nhà pháp y và nhà phát minh ra công cụ nhận dạng mống mắt đã giúp xác thực danh tính của cô và họ cùng đồng ý kết luận rằng cô gái được McCurry nhờ thẩm tra chính là cô gái trong bức ảnh nổi tiếng. Năm 2016, Pakistan bắt giữ Gula vì tội giả mạo chứng minh thư để hợp pháp hóa cuộc sống của mình tại đất nước này. Sau đó cô được cho phép về lại Afghanistan. Tổng thống Afghanistan lúc đó là Ashraf Ghani đã chào đón cô trở lại đất nước và hứa cấp cho cô một căn nhà để bảo đảm “có cuộc sống phẩm giá và an ninh tại quê nhà”. Giờ đây đã ngoài bốn mươi tuổi, Gula đã thỏa ước mơ. Văn phòng Thủ tướng Ý khẳng định cô đã đến thủ đô Rome.

Nhắc lại câu chuyện phía sau bức ảnh nổi tiếng nhất thế giới

Khi được lên trang bìa National Geographic Magazine, Gula trở nên nổi tiếng toàn cầu, đến mức được xem là “biểu tượng cho sự thăng trầm và xung đột trong một giai đoạn lịch sử mà người dân Afghanistan đã trải qua”. Năm 2016, nhiếp ảnh gia McCurry kể lại câu chuyện đằng sau bức ảnh:

“Lúc đó là năm 1984, chúng tôi đang ở bên trong trại tị nạn tại Pakistan thì nhận ra một cô bé có cái nhìn đáng kinh ngạc, giống như xuyên thấu người đối diện. Đang chuẩn bị chụp một bức ảnh đẹp về cô thì có một đám đông tụm lại, bụi cuộn xung quanh. Nhưng phía trước các máy ảnh kỹ thuật số vẫn hoạt động. Bạn không biết điều gì sẽ xảy ra với những gì máy ghi lại được”. McCurry biết ngay mình đã có được một bức ảnh đặc biệt và quyết định tìm cách phổ biến nó. Ông nói: “Năm 1985, tôi đưa bức ảnh cho biên tập viên của National Geographic. Nhìn thấy cô gái và cặp mắt đẹp, tròn, sáng xanh như thôi miên, anh ấy đứng dậy và hét lên: Đây sẽ là trang bìa số báo tiếp theo của chúng tôi”.

Sharbat Gula khi được Tổng thống Afghanistan Ashraf Ghani chào đón trở về nước ngày 9 Tháng Mười Một 2016 (ảnh: Haroon Sabawoon/Anadolu Agency/Getty Images)

Cần nói thêm, công việc của McCurry về Afghanistan không kết thúc ở đó. Nhiếp ảnh gia người Mỹ đã đến thăm đất nước này trong gần như suốt sự nghiệp mình. Trong trang phục truyền thống của người Afghanistan, với bộ râu dầy, ông đã đi nhiều tháng với du kích quân mujahideen, ghi lại sự tàn bạo cuộc xâm lược của Liên Xô trước khi Nga đóng cửa đất nước cấm giới nhà báo phương Tây. McCurry đã tận mắt chứng kiến ​​những sự kiện quan trọng nhất trong lịch sử của Afghanistan, trong đó có cuộc chiến của Mỹ sau vụ 11 Tháng Chín, tác động của sự kiện định hình đất nước trong 20 năm.

Afghanistan bây giờ lại nằm trong tay Taliban. Họ đã ngay lập tức bắt đầu truy quét bất cứ ai đã ủng hộ chính phủ trước đó. Hôm Thứ Ba, 20 thường dân đã bị giết tại thung lũng Panjshir của Afghanistan, cùng vụ hành quyết một người đàn ông. Phụ nữ là những người bị đối xử nghiệt ngã nhất. Kể từ khi Taliban chiếm giữ Kabul, họ đã thành lập một chính phủ lâm thời toàn nam giới và thành lập cơ quan “đạo đức” kiểm soát nghiêm ngặt luật Hồi giáo.

Như những năm 1980, hàng trăm nghìn người Afghanistan tiếp tục chuẩn bị rời khỏi đất nước. Máy bay Mỹ và lực lượng quân sự đồng minh đã sơ tán những người bản địa từng làm việc cho họ. Trong số này có Ahmed (nhân vật được đổi tên), người từng làm việc với quân đội Mỹ. Giữa trưa ngày 1 Tháng Chín 2021, Ahmed và gia đình có mặt trong nhóm người xếp hàng trước khi lên chuyến bay đến Philadelphia, tiểu bang nhà của nhiếp ảnh gia McCurry. Theo Cao ủy LHQ về người tị nạn, có tới nửa triệu người Afghanistan có thể bỏ trốn vào cuối năm nay, với hàng nghìn người đang di chuyển về phía Iran và Pakistan, tại khu vực mà ông McCurry gặp Sharbat Gula.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Động lực
Về cơ bản, có hai điểm định nghĩa động lực là một quá trình quan trọng và phức tạp nhằm đạt được các mục tiêu, kích thích mong muốn trong…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: