Nguy cơ mất trắng tài sản bảo đảm, ngân hàng đang là nạn nhân của tòa án? 

Sổ đỏ là một loại tài sản thế chấp phổ biến tại ngân hàng. Nguồn: CafeF

Số đỏ (tức là giấy chứng nhận quyền sử dụng đất) và sổ tiết kiệm là tài sản thế chấp phổ biến mà ngân hàng thường nắm giữ của người vay là khách hàng. Tuy nhiên vì sự bất cập trong luật pháp của nhà cầm quyền Cộng sản nên ngân hàng có thể bị tòa án thu hồi hoặc hủy số tài sản bảo đảm này.

Mới đây, Hiệp hội Ngân hàng cho biết đã nhận được phản ánh của các hội viên về sự bất cập liên quan đến hoạt động xét xử của một số tòa án. Trong đó, các ngân hàng cho biết vẫn còn nhiều vướng mắc liên quan đến việc giải quyết tranh chấp liên quan đến tài sản bảo đảm, và việc bảo vệ quyền lợi của người thứ ba ngay tình,…

Cụ thể là, thời gian qua đã phát sinh nhiều giao dịch bảo đảm của các ngân hàng, trong đó chủ yếu là sổ đỏ thế chấp tại ngân hàng bị tòa án tuyên vô hiệu do giao dịch của người đi vay liên quan đến tài sản trong sổ đỏ trước đó, bị tuyên vô hiệu (giao dịch về mua bán, thừa kế, tặng cho… do bên bảo đảm thực hiện).

Mặc dù theo quy định pháp luật, tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi của cá nhân, người gửi là người sở hữu, được tự mình thực hiện các giao dịch liên quan đến tiền gửi tiết kiệm, mà không cần có sự đồng ý của người chồng hoặc vợ. Vậy là tòa án đã tuyên vô hiệu một tài sản được quy định hợp pháp. Nếu tòa án vẫn làm đúng luật thì rõ ràng luật pháp Việt Nam đang mâu thuẫn nghiêm trọng.

Giải quyết vấn đề trên đã nảy sinh nhận thức không thống nhất, có tòa án tuyên hủy Hợp đồng chuyển nhượng tài sản và tuyên hủy Hợp đồng thế chấp, mặc dù Hợp đồng thế chấp đã được ký, công chứng hoặc chứng thực, đăng ký biện pháp bảo đảm đầy đủ, vì cho rằng ngân hàng không phải bên thứ ba ngay tình theo quy định của Bộ Luật Dân sự.

Các ngân hàng cho rằng quan điểm trên chưa phù hợp cả về pháp lý và thực tiễn, dẫn đến hệ quả nguy hiểm là khoản nợ (có khi đến hàng trăm triệu đôla) của khách hàng tại ngân hàng trở thành khoản nợ không có tài sản bảo đảm, ảnh hưởng đến quyền và lợi ích hợp pháp của các ngân hàng.

Khi ngân hàng nắm tài sản thế chấp của khách hàng, thì khoản cho vay đó là khoản nợ thông thường, nhưng khi những tài sản thế chấp trong tay ngân hàng mà bị tòa án tịch thu hoặc hủy thì các khoản nợ ấy trở thành nợ xấu. Nắm trong tay tài sản thế chấp là nắm được công cụ chế tài, ngân hàng sẽ không mất tiền. Với sự can thiệp của tòa án như vậy, các ngân hàng đang là nạn nhân của hệ thống tư pháp Việt Nam.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: