Hãng thời trang Pháp Dior một lần nữa bị cộng đồng mạng và truyền thông Trung Quốc tấn công ào ạt, lần này, họ cáo buộc Dior “chiếm đoạt văn hóa” một mẫu váy đã có từ hàng thế kỷ.
Dior đang đối mặt với cáo buộc “chiếm đoạt văn hóa” sau khi người dùng mạng xã hội Trung Quốc tố cáo chiếc váy trị giá $3,800 của hãng lấy cảm hứng từ trang phục truyền thống ra đời cách nay hàng thế kỷ tại Trung Quốc. Chiếc váy chất liệu len và lông mohair xếp ly khiến người ta so sánh với một trang phục lịch sử của Trung Quốc gọi là “mamianqun” (馬面裙-mã diện quần, hay “váy mặt ngựa”), dù được nhà thời trang Pháp đặt tên là “hallmark Dior silhouette” (hình bóng đặc trưng của Dior).
CNN cho biết, cuộc tranh cãi nổ ra vào đầu Tháng Bảy khi cộng đồng cư dân mạng và các phương tiện truyền thông nhà nước Trung Quốc la làng lên rằng Dior “đã không thừa nhận chiếc váy ‘mamianqun’ là nguồn cảm hứng cho thiết kế của họ”. Một bài xã luận gần đây trên tờ Nhân dân Nhật báo thậm chí phê phán “Dior đã trơ trẽn nói dối chiếc váy là sáng tạo của chính mình” và xem “sự phẫn nộ trên mạng xã hội là hoàn toàn có thể hiểu được”.
Sự phẫn nộ sau đó lan ra cả đường phố Paris vào ngày 23 Tháng Bảy khi một nhóm nhỏ người biểu tình tụ tập bên ngoài một trong những cửa hàng của Dior trên đại lộ Champs-Élysées. Các hình ảnh và video được chia sẻ trực tuyến cho thấy những người biểu tình cầm nhiều tấm biển, viết bằng tiếng Pháp và tiếng Anh, viết “Dior, hãy ngừng chiếm đoạt văn hóa” và “Không thể phủ nhận đây là trang phục truyền thống của Trung Quốc”. Dior không trả lời yêu cầu bình luận của truyền thông phương Tây.
Theo tờ Global Times, cuộc biểu tình được tổ chức bởi các sinh viên Trung Quốc học tập tại Paris, với sự tham gia của những người đến từ các thành phố khác và một số từ Tây Ban Nha, Ý. Có người biểu tình mặc trang phục truyền thống cổ (汉服-“Hán phục”). Global Times cho biết người biểu tình đã lên kế hoạch khuyến khích các sinh viên Trung Quốc ở nước ngoài tổ chức các cuộc biểu tình tại các thành phố phương Tây như London và New York.
“Mã diện quần” có từ thời nhà Tống cách đây hơn 1,000 năm, nhưng cũng rất thông dụng đối với phụ nữ sống trong các triều đại nhà Minh và nhà Thanh sau đó. Thiết kế có các nếp gấp hai bên và các lỗ hở ở cả trước và sau váy để cưỡi ngựa thuận tiện hơn. Nay váy vẫn được mặc bởi các thành viên của nền văn hóa “Hán phục” đang phát triển trở lại ở Trung Quốc, cùng với các trang phục truyền thống mà đa số người Hán mặc trước triều đại nhà Thanh. Còn váy của Dior là một phần của bộ sưu tập “Thu 2022”, được hãng tôn vinh như “sự khám phá hấp dẫn về quá khứ, hiện tại và tương lai”. Hiện loại váy này không còn bán trên trang web của nhà thời trang.
Đây không phải là lần đầu tiên trong những năm gần đây, Trung Quốc đùng đùng nổi điên với Dior. Năm 2019, hãng đã đưa ra lời xin lỗi về một bản đồ Trung Quốc, được sử dụng trong buổi thuyết trình tại một trường đại học Trung Quốc vì không hiển thị đảo Đài Loan mà Trung Quốc xem là lãnh thổ của mình. Một tuyên bố, được đăng trên tài khoản Weibo của Dior vào thời điểm đó, đã đổ lỗi cho một nhân viên sự kiện và lên tiếng ủng hộ “chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ” của Trung Quốc.
Năm ngoái, người dùng mạng xã hội Trung Quốc lại chỉ trích một bức ảnh trong chiến dịch quảng cáo do nhiếp ảnh gia thời trang nổi tiếng Chen Man chụp. Họ phê phán “việc lựa chọn người mẫu có đôi mắt nhỏ là duy trì định kiến tiêu cực của phương Tây về người Trung Quốc”. Xem bức ảnh là “có ý đồ xấu” vì “thể hiện biểu cảm nham hiểm trong đôi mắt và khuôn mặt u ám của nhân vật”, một bài báo trên tờ Beijing Daily đã đặt câu hỏi: “Liệu đây có phải là hình mẫu phụ nữ châu Á trong mắt Dior?”. Dior đã phải rút bức ảnh khỏi một cuộc triển lãm ở Thượng Hải và đăng đưa lên mạng xã hội tuyên bố bày tỏ “sự tôn trọng đối với tình cảm của người dân Trung Quốc”.
_________________
-Dân Trung Quốc phản đối, hãng thời trang Dior phải gỡ ảnh người mẫu “mắt hí”
-Trung Quốc “như đỉa phải vôi” với Walmart
_________________
#Diorplagiarism #Dior文化挪用 #dior We are warmly inviting friends from world to #China to know about ancient civilization,which named mamianqun. Its form can be traced back to as early as the Song Dynasty and was most popular during the Ming and Qing Dynasties.#womendress pic.twitter.com/rQTFRA2oqa
— a_e_s (@arismia7) July 21, 2022
_________________
Mamianqun was the iconic skirt worn by Chinese women during the Ming (1368-1644) and Qing (1644-1912). Records of Mamianqun can be found in literal texts of Ming Dynasty. pic.twitter.com/EgJG5pYfXE
— Blytheyaaa_ (@blytheyaaa) July 21, 2022
_________________
In Paris, Chinese youths protested against Dior's copying of Mamianqun, a traditional Chinese dress. pic.twitter.com/iY0ffFSdSK
— jhon miller (@AngelaW66040325) July 24, 2022
_________________
July 23: Chinese students in Paris dressed in Hanfu 漢服 protested outside Dior Paris Champs-Elysées accusing the fashion house of appropriating the design of ancient China’s mamianqun 馬面裙 for a mid-length pleated skirt in its 2022 fall collection.
1/n pic.twitter.com/2rChyqy4hM
— Byron Wan (@Byron_Wan) July 24, 2022