Ăn khuya thường xuyên hại sức khỏe chẳng chơi!

(Minh họa: Eaters Collective/Unsplash)

Cuộc sống tân tiến ngày nay luôn làm chúng ta bận rộn với công việc, các mối quan hệ xung quanh, gia đình và con cái, khiến thời khóa biểu sinh hoạt hằng ngày cũng thay đổi, đặc biệt là thời gian ăn tối ngày càng trễ hơn.

Tuy nhiên, cho đến thời điểm hiện tại, vẫn còn rất nhiều tranh cãi về việc thời điểm ăn tối lúc nào là phù hợp và tốt cho sức khỏe. Các cuộc nghiên cứu được thực hiện trong suốt thời gian vừa qua phân tích các tác động của việc ăn trễ đến quá trình tiêu hóa và trao đổi chất như thế nào. Mặc dù ăn trễ không tốt chút nào, nhưng nó vẫn tốt hơn là việc bạn bỏ luôn bữa tối và để bụng rỗng đi ngủ, theo trang mạng Well + Good.

Ăn muộn vẫn đỡ hơn là bỏ luôn bữa tối

Một cuộc nghiên cứu được thực hiện năm 2020 và đăng trên tạp chí The Journal of Clinical Endocrinology and Metabolism cho biết khoảng thời gian từ bữa tối đến giờ đi ngủ là điều quan trọng nhất.

Chẳng hạn, những người tham gia cuộc nghiên cứu được chia làm hai nhóm. Nhóm thứ nhất là nhóm đi ngủ liền sau khi ăn tối có nguy cơ tăng mức độ cortisol trong huyết tương và giảm khả năng chuyển hóa glucose hiệu quả.

Việc đi ngủ ngay sau khi ăn tối mà không có một khoảng thời gian nhất định còn khiến bạn khó ngủ về đêm. Sau khi ăn xong, cơ thể cần hoạt động để chuyển hóa thức ăn đưa vào, chuyển đến quá trình trao đổi chất và năng lượng để dạ dày tiêu hóa.

(Minh họa: Felipe Bustillo/Pexels)

Theo Tiến sĩ Shilpi Agarwal, hiện đang công tác tại bệnh viện Đại học Georgetown University, ăn tối và đi ngủ liền kề còn làm tăng nguy cơ chứng khó tiêu và ợ chua. Ngoài ra, nó còn có thể làm chậm quá trình trao đổi chất, đồng thời thay đổi cơ chế biến thức ăn thành năng lượng và thậm chí là còn sử dụng hết acid béo trong cơ thể.

Tuy nhiên, nói như thế không có nghĩa là bạn nên đi ngủ khi bụng đói vì điều đó càng tác động xấu hơn đến sức khỏe.

Theo chuyên gia dinh dưỡng Tiana Glover, Giám đốc trung tâm Taste with Tia, nếu bỏ bữa tối, cơ thể sẽ phải bù lại lượng calories đã mất vào ngày hôm sau. Điều này sẽ làm tăng cảm giác thèm ăn nhiều hơn và khiến bạn sẽ ăn uống vô tội vạ.

“Ăn muộn tất nhiên là ảnh hưởng đến sức khỏe dạ dày và làm gián đoạn giấc ngủ, nhưng ăn muộn vẫn còn tốt hơn rất nhiều so với việc bỏ luôn bữa tối,” chuyên gia Tiana Glover nói.

Ăn trước 7 giờ tối, đúng hay sai?

Mọi người thường hay nói nhau rằng, muốn thân hình thon thả, bụng nhỏ giảm mỡ thì ăn tối trước 7 giờ tối. Tuy nhiên, trên thực tế, có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến lịch trình ăn uống của bạn như việc giao tiếp xã hội, giờ giấc làm việc lẫn thói quen hằng ngày.

Theo chuyên gia Tiana Glover, điều quan trọng nhất ở đây chính là sự cân bằng trong việc điều chỉnh lịch trình ăn uống.

Tiến sĩ Shilpi Agarwal cho rằng, một bữa ăn giàu chất xơ, vitamin và protein tốt hơn nhiều so với bữa ăn có nhiều đường, thực phẩm chế biến và giàu chất béo. Khi nạp vào những thực phẩm khó tiêu này, cơ thể sẽ phải tiêu hóa lâu hơn vào ban đêm, gây ra những thay đổi trong việc kiểm soát insulin và làm tăng lượng lưu trữ chất béo theo thời gian.

Ngoài ra, quá trình tiêu hóa rất phức tạp, nhưng dù gì đi nữa thì cơ thể bạn vẫn sẽ phải tiêu hóa thức ăn khi bạn nạp vào, cho dù là bạn ăn lúc 6 giờ chiều hay sau 10 giờ đêm.

Nói tóm lại, điều quan trọng nhất mà bạn cần phải chú ý khi ăn tối chính là khoảng thời gian giữa ăn tối và đi ngủ nên cách nhau một khoảng nhất định, rơi vào khoảng ba tiếng đồng hồ, để hệ tiêu hóa có thời gian hoạt động, chuyển đổi năng lượng và tiêu hóa lượng thức ăn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Hình như là…
Người bạn nàng, bạn thời trung học, tha thiết rủ rê nàng sang Mỹ chơi một chuyến. Hắn bảo, nhà cửa hắn rộng rãi thoải mái, không việc gì phải…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: