Chấm dứt cảnh ‘sống chung’ với chứng đau lưng

Có nhất thiết phải chịu đựng đau lưng hoài không? (minh họa: Unsplash)

Đau lưng là chứng bệnh của người có tuổi, mà cũng là bệnh nghề nghiệp, nhưng có nên “sống chung” với căn bệnh khó chịu này không?

Nhiều người tới tuổi, hoặc vì phải làm nghề, bị đau lưng mà chữa mãi không khỏi, nên quyết định sống chung với sự khó chịu của chứng đau lưng và nghĩ đó là điều bình thường của cuộc sống. Nhưng có cần thiết phải chịu đựng như thế không, trong khi vẫn có cách để thoát khỏi sự khó chịu này?

Có cần thiết phải chịu đựng đau lưng, trong khi vẫn có cách để thoát khỏi sự khó chịu này? (minh họa: Unsplash)

Nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng tập thể dục là cách hiệu quả nhất để đạt được giảm nhẹ chứng đau lưng một cách lâu dài. Các chuyên gia cũng đưa ra giải pháp thiết lập mối liên hệ giữa tâm trí và cơ thể và tận dụng sức mạnh của hơi thở để không chỉ dập tắt phản ứng đau mà còn khôi phục sự liên kết khung xương sườn, khung chậu và cột sống thích hợp, giảm bớt áp lực cho lưng của bạn.

Tác giả bài viết trên CNN mới đây chia sẻ những giải pháp khác, đơn giản như một trò chơi, để mọi người có cuộc sống khỏe, không hề bị đau lưng.

Tin tưởng bản thân

Có rất nhiều bài tập thể dục, yoga, giúp mọi người lắng nghe cơ thể của chính mình để xác định xem động tác nào tốt nhất, giúp bạn giảm đau và bắt đầu lấy lại sức mạnh cũng như khả năng vận động.

Nếu cần thiết, bạn có thể nhờ bác sĩ hoặc các chuyên gia tư vấn bài tập phù hợp, nhưng để kết hợp chiến lược chăm sóc lưng lâu dài, bạn cần tin tưởng và phát triển bản năng của mình. Đừng ngại dựa vào sự kết nối giữa tâm trí và cơ thể để hướng dẫn bạn chọn các bài tập phù hợp, kết hợp vào cuộc sống hàng ngày và giải quyết các nhu cầu cụ thể, vì lưng của bạn đôi khi gửi cho bạn tín hiệu rằng nó cần thêm sự chú ý hoặc các cách tiếp cận khác.

Những tín hiệu này có thể mạnh như sự quay trở lại tạm thời của các triệu chứng thần kinh tọa hoặc nhẹ nhàng như tiếng thì thầm của cơ lưng. Bạn đã đầu tư thời gian và năng lượng để tìm hiểu cách cơ thể phản ứng với các bài tập và kỹ thuật khác nhau, nên trong mỗi trường hợp, bạn chỉ cần quay lại những gì đã làm trước đó.

Chỉ có bạn mới đọc được các tín hiệu phát ra từ cơ thể mình một cách chính xác mà thôi. Hãy tự tin trong việc tự chăm sóc bản thân, bạn nhé!

11 phút tập thể dục hàng ngày

Nếu ai đó muốn cứ ngồi yên, thụ động mà lưng được khỏe, thì… quên đi. Không có cách tiếp cận nào được như thế đâu, vì cơ thể của bạn được thiết kế để vận động. Tập thể dục hàng ngày sẽ đóng vai trò như một liều thuốc phòng bệnh hiệu quả nhất cho bạn. Trên thực tế, ngoài việc giúp bạn không bị đau, chỉ cần 11 phút tập thể dục vừa phải hàng ngày cũng có thể giúp bạn sống lâu hơn, theo nghiên cứu.

Tập thể dục là một loại hoạt động thể chất làm tăng nhịp tim, đốt cháy nhiều calorie, củng cố sức khỏe tim và phổi. (minh họa: Unsplash)

Có nhiều cách để đạt được 11 phút tập thể dục hàng ngày. Vì tập trung vào sức khỏe của lưng, bạn nên chọn các bài tập nhẹ nhàng, giúp bạn tìm thấy sự nhẹ nhõm và kết hợp vừa tập vừa làm các thói quen hàng ngày của bạn. Theo chuyên gia thể dục Dana Santas, xác định các bài tập hàng ngày phù hợp với bạn là một phần quan trọng để giữ cho bạn không bị đau.

Do cách thở đóng vai trò trong việc duy trì tư thế, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp tập thể dục với những bài tập thở.

Đi bộ có chánh niệm

Các chuyên gia sức khỏe cũng khuyên bạn nên đi bộ có chánh niệm ít nhất tám đến 10 phút mỗi ngày. Khi bạn thực hiện từng bước, hãy lưu ý đến tính đồng bộ của các chuyển động liên quan và khả năng thở.

Đi bộ là một hình thức luân phiên và tương hỗ, có nghĩa đơn giản là trong khi một bên của cơ thể đang làm một việc, thì bên kia lại làm ngược lại để tạo ra một chuyển động hoàn chỉnh. Điều này bao gồm nửa trên, nửa dưới của cơ thể bạn và kết hợp tất cả các cơ hỗ trợ cột sống. Vị trí đặt chân thích hợp và đòn đánh gót giúp bạn hấp thụ và di chuyển trọng lượng cơ thể với sự cân bằng và kiểm soát. Động tác xoay cánh tay là điều cần thiết đối với kiểu đi bộ chức năng vì nó tạo ra chuyển động lành mạnh của khung xương sườn phối hợp với mỗi bước, ngăn ngừa căng thẳng lên cột sống.

Động tác xoay cánh tay là điều cần thiết đối với kiểu đi bộ chức năng vì nó tạo ra chuyển động lành mạnh của khung xương sườn phối hợp với mỗi bước, ngăn ngừa căng thẳng lên cột sống. (minh họa: Unsplash)

Có nhiều người than rằng bị đau khi đi bộ, nhưng nguyên nhân chính là đau, chứ không phải do đi bộ. Bằng cách chú ý rèn luyện dáng đi của bạn để trở thành một bản giao hưởng chuyển động, bạn sẽ có thể bắt đầu và duy trì chuyển động lành mạnh, để ngăn ngừa cơn đau trong tương lai.

Có trách nhiệm

Với những người có tính chất công việc phải ngồi lâu, hãy lưu ý thời gian bạn ngồi, và cứ sau một giờ, bạn phải chủ động đứng dậy, vươn vai và vận động để chống lại tác động của việc thân thể đè lên cơ lưng và tư thế của bạn.

Khi bạn đã khám phá ra các bài tập hàng ngày phù hợp để giúp bạn không bị đau, bạn sẽ thấy rằng mình ngày càng có nhiều động lực hơn để tập thể dục. Tập thể dục tác động đến sinh lý của con người, tăng sản xuất hormone, cảm thấy tốt và giảm phản ứng căng thẳng. Và, giống như bất kỳ điều gì cảm thấy tốt và tạo ra kết quả tích cực, bạn đều muốn nhiều hơn thế, đúng không?

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: