Lạm phát nhưng kinh tế tăng trưởng – Tại sao?

Sở giao dịch chứng khoán New York trong phiên giao dịch buổi sáng 18 Tháng Mười năm 2022 tại Thành phố New York. Thị trường chứng khoán mở cửa với chỉ số Dow Jones tăng hơn 600 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 2.20% và Nasdaq Composite tăng 2.6%. (ảnh: Michael M. Santiago / Getty Images).

Trong khi mọi người vẫn đang vật lộn với lạm phát, những dữ liệu mới cho thấy nền kinh tế Hoa Kỳ đã tăng trưởng trong Quý III. Báo cáo tổng sản phẩm quốc nội (GDP) và dự báo phục hồi kinh tế được công bố ngay trước cuộc bầu cử giữa kỳ có thể tạo ra bước ngoặt phiếu bầu.

Bi quan

Các cuộc thăm dò liên tục cho thấy lạm phát vẫn là vấn đề hàng đầu đối với nhiều người Mỹ, và họ đang sống trong bầu không khí ảm đạm. Tâm trạng ấy đang khiến các cử tri trên khắp đất nước phải đánh giá lại lá phiếu của họ.

Ở Nashville, Cheryl Beaumont, 52 tuổi, làm công việc giao hàng cho một nhà bán lẻ giày, cho biết bà sẽ bỏ phiếu cho ứng viên Dân chủ ghế thống đốc và Quốc hội, dù bà biết một số bạn bè đang chuyển sang ứng viên Cộng hòa vì lo ngại kinh tế. “Nhiều người phải vật lộn với chi phí thực phẩm và xăng dầu cao hơn. Họ không thấy chính quyền đã làm đủ để hạ giá hay sao!”, bà nói.

Trong khi đó, Philip Hyatt, chủ một doanh nghiệp đồ nướng ở thành phố Carson, Nevada cho biết những lo ngại về suy thoái kinh tế khiến nhiều khách hàng ngừng đặt chỗ trong năm tới. Đồng thời, ông còn phải đối mặt với mức tăng giá hai con số đối với tất cả các nguyên liệu, từ gia vị đến thịt sườn. Ông nói sẽ bỏ phiếu cho đảng Cộng hòa, một phần vì cảm thấy Tổng thống Biden không làm đủ để kéo chi phí xuống. “Lạm phát vẫn xảy ra bất kể ai nắm quyền. Nhưng chính quyền hiện nay không nỗ lực đủ để đưa chúng tôi vượt qua khó khăn hoặc giảm bớt áp lực”.

Kinh tế bất ổn là một trong những vấn đề lớn nhất ảnh hưởng đến cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ ngày 8 Tháng Mười Một, khiến Đảng Dân chủ có nguy cơ mất ghế và mất quyền kiểm soát cả Hạ viện lẫn Thượng viện.

Joseph LaVorgna, nhà kinh tế trưởng tại SMBC Nikko Securities America và là cựu Cố vấn kinh tế Toà Bạch Ốc của Trump thuộc số người lan truyền sự bi quan trong một lưu ý gần đây: “Đừng để bị lừa bởi sự phục hồi của GDP. Nền kinh tế có bất ổn không? Có! Thực tế, tăng GDP lại là báo hiệu bắt đầu suy thoái như đã từng xảy ra ở bốn trong sáu lần suy thoái gần đây nhất”.

Giá xăng được hiển thị tại một trạm xăng Exxon vào ngày 5 Tháng Bảy năm 2022 ở San Francisco, California. (ảnh: Justin Sullivan / Getty Images)

Tăng trưởng

Nhưng báo cáo GDP tiếp theo, dự kiến ​​được công bố vào Thứ Năm, là tin tức thuận lợi cho Đảng Dân chủ, những người đang vất vả thuyết phục cử tri về kế hoạch kiềm chế giá cả tăng và đưa nền kinh tế đi đến ổn định hơn.

Theo một công cụ theo dõi từ Ngân hàng Dự trữ Liên bang Atlanta, GDP – thước đo phổ biến nhất của hoạt động kinh tế, dự kiến ​​sẽ tăng khoảng 2.9% trong Quý III (Tháng Bảy đến Tháng Chín), giống như một số năm tăng trưởng kinh tế mạnh mẽ trước đại dịch. Tuy nhiên, trên Washington Post, các nhà kinh tế cho biết số liệu GDP mới không thể xoá bỏ những nguy cơ dẫn đến suy thoái trong năm tới.

Douglas Holtz-Eakin, Chủ tịch Diễn đàn Hành động Mỹ (American Action Forum) và là cựu Giám đốc Văn phòng Ngân sách Quốc hội cho biết: “Báo cáo mới có vẻ tốt hơn so với hai báo cáo GDP trước đó, nhưng các quan tâm của cử tri lại không thay đổi nhiều lắm. Lạm phát vẫn diễn ra. Mối quan tâm về tăng lãi suất của Fed vẫn còn. Hầu như không có khác biệt về cơ bản”.

Sở giao dịch chứng khoán New York trong phiên giao dịch buổi sáng 18 Tháng Mười năm 2022 tại Thành phố New York. Thị trường chứng khoán mở cửa với chỉ số Dow Jones tăng hơn 600 điểm, chỉ số S&P 500 tăng 2.20% và Nasdaq Composite tăng 2.6%. (ảnh: Michael M. Santiago / Getty Images).

GDP tăng sau sáu tháng suy giảm, 1.6%, rồi 0.6% trong hai quý đầu năm nay. Sự sụt giảm làm dấy lên lo ngại, dù suy thoái khó xảy ra khi tỷ lệ thất nghiệp gần mức thấp kỷ lục. Kết luận chính thức của một hội đồng chuyên gia và các nhà kinh tế nói chung đồng ý là nền kinh tế Mỹ đã ngăn chặn được suy thoái trong năm nay.

Sự tăng trưởng GDP trở lại trái ngược với các nền kinh tế lớn khác, gồm cả Âu châu và Vương quốc Anh, đã hoặc gần như chắc chắn sớm suy thoái. Chính sách “zero-covid” của Trung Quốc là lực cản tăng trưởng kinh tế sau một thời gian dài tăng trưởng mạnh. Việc Trung Quốc trì hoãn công bố dữ liệu GDP được xem là cố tình che giấu tình hình kinh tế đang xấu đi.

Nhưng vẫn còn mối lo

Ngày càng có nhiều nhà kinh tế cho rằng kinh tế Mỹ suy thoái vào năm 2023 là không thể tránh khỏi, khi Cục Dự trữ Liên bang (Fed) tiếp tục mạnh tay tăng lãi suất. Cũng có những lo ngại gia tăng về tình trạng kinh tế hỗn loạn từ Âu châu đến Á châu sẽ tác động đến nền kinh tế, nhưng hiện tại, kinh tế Mỹ vẫn mạnh ở nhiều chỉ dấu. Tỷ lệ thất nghiệp 3.5%, gần mức thấp nhất trong lịch sử. Đầu tư kinh doanh và chi tiêu của người tiêu dùng vẫn tăng mạnh, ngay cả khi các hộ gia đình và chủ doanh nghiệp bi quan về tình trạng tài chính của mình và hướng đi của nền kinh tế.

Một người đi ngang qua bảng hiệu quảng cáo tuyển dụng tại một nhà hàng thức ăn nhanh vào ngày 5 Tháng Mười Một năm 2021 ở Thành phố New York. (ảnh: Spencer Platt / Getty Images)

Toà Bạch Ốc nêu rõ: “Tăng trưởng việc làm mạnh mẽ và chi tiêu tiêu dùng ổn định, chiếm gần 70% GDP, là tín hiệu đầy hứa hẹn cho thấy nền kinh tế vẫn vững mạnh”. Jared Bernstein, thành viên Hội đồng Cố vấn Kinh tế của tổng thống nhận định: “Nếu bạn muốn biết sự tăng trưởng mạnh mẽ thì hãy nhìn vào một yếu tố đóng góp quan trọng, đó là thị trường việc làm. Hầu hết người Mỹ có thu nhập bằng việc làm, là tiền lương chứ không phải danh mục đầu tư chứng khoán, vì vậy nếu họ tiếp tục làm việc và phát triển thêm sẽ là đóng góp quan trọng cho nền kinh tế”.

Theo Andrew Patterson, nhà kinh tế quốc tế cấp cao nhận định, nếu bạn nhìn vào các chỉ số cơ bản, tiêu dùng của các hộ gia đình, doanh nghiệp và chính phủ bạn sẽ thấy tăng trưởng GDP tích cực trong khoảng thời gian này, nhưng chủ yếu do nhập khẩu giảm hơn là do tiêu thụ tăng. Tuy nhiên, sức khoẻ của nền kinh tế lại thường phản ảnh nhận thức của hộ gia đình và doanh nghiệp.

Ngay cả khi thị trường việc làm bùng nổ và chi tiêu tăng, nhiều người Mỹ vẫn cảm thấy vô cùng bi quan về nền kinh tế. Thực tế cho thấy hiện nay tâm lý người tiêu dùng vẫn ở gần mức thấp kỷ lục. Theo quan sát của Đại học Michigan, nhiều người Mỹ rất lo ngại phải đương đầu với những khó khăn hơn ở phía trước.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Lối sống con lắc
Việc liên tục theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng rất khó khăn. May thay, có một quan điểm mới…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: