Làm sao với người bị bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ?

(ảnh: Unsplash)

Rối loạn nhân cách ái kỷ, hay còn gọi là vĩ cuồng (tiếng Anh: covert narcissism) là một bệnh lý rối loạn nhân cách có đặc trưng. Người bị chứng này thường xuyên phóng đại tầm quan trọng của bản thân, khao khát được mọi người ngưỡng mộ và thiếu sự đồng cảm với người khác.

Qua nhiều hình thức, ta sẽ thấy có nhiều loại người yêu bản thân mình hơn người khác và không phải tất cả đều có cách cư xử như nhau. Không phải người vỹ cuồng nào cũng đều hành động giống nhau.

Những người bị rối loạn nhân cách ái kỷ luôn né tránh sự dòm ngó của người khác. (minh họa: Unsplash)

Khái niệm nhân cách ái kỷ được miêu tả lần đầu tiên bởi nhà phân tích tâm lý Robert Waelder vào năm 1925. Tên gọi rối loạn nhân cách ái kỷ được đặt bởi Heinz Kohut vào năm 1968. Trong vài năm trở lại đây, những người được chẩn đoán là mắc bệnh vĩ cuồng lên tiếng về sự kỳ thị của bệnh này trên các phương tiện truyền thông, cũng như mối liên hệ giữa bệnh với việc bị lạm dụng khi còn nhỏ. Nguyên nhân dẫn đến rối loạn nhân cách ái kỷ vẫn chưa được tìm ra, nhưng được cho là có liên hệ với một số loại chấn thương tâm lý nhất định. Theo Cẩm nang Chẩn đoán và Thống kê Rối loạn Tâm thần (DSM) do Hiệp hội Tâm thần học Hoa Kỳ xuất bản, bệnh này được xếp vào các rối loạn nhân cách nhóm B, và không giống với trạng thái hưng cảm và rối loạn sử dụng chất gây nghiện.

Các liệu pháp điều trị rối loạn nhân cách ái kỷ vẫn chưa được nghiên cứu rõ ràng. Việc trị liệu tâm lý thường gặp khó khăn bởi người bị bệnh này thường không xem các vấn đề của họ là triệu chứng bệnh, cho dù tinh thần của họ không vui vẻ gì. Theo Lifehacker, khoảng 1% dân số thế giới được cho là bị bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ. Bệnh xảy ra ở nam giới nhiều hơn ở nữ giới, và thường xuất hiển ở người trẻ tuổi thay vì người lớn tuổi.

Người bị rối loạn nhân cách ái kỷ thường không quan tâm, ít để ý tới người xung quanh. (minh họa: Unsplash)

Susan Albers, nhà tâm thần học của Phòng khám Cleveland cho biết: “Những người bị rối loạn nhân cách ái kỷ luôn né tránh sự dòm ngó của người khác. Ngay cả khi bạn quen biết một ai đó qua nhiều năm, thì lòng tự ái của họ có thể tinh vi đến mức bạn thậm chí không nhận ra điều đó trong một thời gian rất dài.”

Dưới đây là một số dấu hiệu cho thấy bạn đang quen biết một người nào đó bị rối loạn nhân cách ái kỷ. Hãy để ý kỹ vì theo nhà tâm thần học Albers, nhiều người có bệnh nhưng cố che giấu. Một số đặc điểm phổ biến, như: Thiếu sự đồng cảm, “sống chết mặc bay”, muốn mọi người phải đặc biệt quan tâm đến mình; luôn nghĩ tất cả những điều họ là là đúng, không có gì sai; luôn có cảm giác không ai hiểu mình; luôn nghĩ mình là người nắm được quyền hành trong tay về mọi thứ; luôn nghĩ tới việc lợi dụng người khác để trục lợi cho bản thân; không chấp nhận sự thay đổi; ó trí tưởng tượng phi lý, quá tầm kiểm soát.

Nói chuyện thêm với các nhà tâm lý, nhà trị liệu để học cách đối phó với người bệnh. (minh họa: Unsplash)

Nếu gặp một người bị bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ, bạn sẽ phải đối phó ra sao? Làm thế nào, nếu những người này hay che giấu. Susan Albers gợi ý cho bạn một số điều như sau: Hãy tạo ra một mối quan hệ lành mạnh với những người này; nếu bị cuốn vào vòng xoáy của cảm xúc, hãy tự lùi lại một bước, chẳng “chết thằng Tây” nào đâu; nếu bị oan ức, cứ lên tiếng và tự bảo vệ mình; nếu người bệnh là thân nhân của mình, bạn nên nói chuyện thêm với các nhà tâm lý, nhà trị liệu để học cách đối phó với người bệnh.

Cuối cùng, nếu thấy bạn cũng có các biểu hiện trên và nghi mình bị bệnh rối loạn nhân cách ái kỷ, đừng chần chờ, hãy nói chuyện ngay với một chuyên gia về sức khỏe tâm thần.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: