Những giọng ca làm “dĩ vãng nhạt nhòa”

Hu hết danh ca ngoi quc luôn chn đúng thi đim đ gii ngh nhm gi li du n vang di mt thi trong lòng khán gi. Trong khi đó, không ít danh ca Vit Nam vn c níu kéo ngh vì “tình yêu ngh thut” và việc này vô tình làm cho dĩ vãng ca h b nht nhòa, khi cht ging hin ti vô tình “giết chết” cht ging có hn mt thi của chính họ.

Âm nhạc luôn là liều thuốc có thể giúp người ta vượt qua những nghịch cảnh. Tuy nhiên, chỉ có những giọng ca có hồn mới đi vào lòng người theo năm tháng. Tôi không phải là một nhà phê bình âm nhạc nhưng tôi lắng nghe nhạc bằng cả trái tim. Thường khi nghe nhạc, tôi ít chú ý đến lời mà chỉ tập trung lắng nghe và cảm nhận “cái hồn” đến từ giọng hát của ca sĩ.

Cái hồn ấy thể hiện qua chất giọng, hơi, và cảm xúc mà người nghệ sĩ gửi gắm. Vì không phải là nhà phê bình âm nhạc nên tôi không dám lạm bàn kỹ thuật trong âm nhạc mà chỉ nói đến những gì mình cảm nhận được từ những danh ca vốn từng ảnh hưởng lớn đến cuộc đời tôi.

Hồi 30 Tháng Tư, chính quyền cấm dân nghe nhạc vàng trước 1975. Người ta không dám mở nhạc vàng vào ban ngày vì sợ bị phạt hoặc thậm chí bị bắt. Vì vậy, thường vào giờ khuya người ta mới dám mở nhạc thể loại này để nghe. Nhà tôi không có thiết bị nào để nghe nhạc. Tôi chỉ nghe ké tiếng hát vọng lại từ những nhà hàng xóm.

Ngày ấy, giọng của danh ca Thanh Tuyền đã đưa tôi chìm đắm vào thế giới nhạc vàng. Giọng của cô da diết, tha thiết – như trong ca khúc Muôn dặm tìm anh – đã đưa tôi vào khoảng lặng giữa đêm khuya, những lúc tôi co ro trong chiếc mền rách, cái mùng thủng lỗ, và chiếc giường xiêu vẹo đầy rệp.

Trong khoảnh khắc lắng đọng trong tâm hồn, tiếng hát của cô không chỉ an ủi mà còn thôi thúc tôi phải tìm lối thoát khỏi nghịch cảnh trớ trêu những ngày sau 30 Tháng Tư. Và từ một cậu bé da vàng tóc cháy ở miền quê khô khan nghèo đói, tôi cắm đầu cắm cổ học, để cuối cùng có thể tự mở mang tầm mắt, rồi bước ra thế giới bên ngoài, du lịch đó đây, để thấy “muôn dặm” bên ngoài thú vị như thế nào.

Minh họa: ingo-schulz-unsplash

Thế nhưng giọng ca hiện tại của cô Thanh Tuyền, cũng chính trong ca khúc Muôn dặm tìm anh, được thể hiện lại, đã làm cho tôi không khỏi hụt hẫng và thất vọng. Dấu ấn thời gian đã không chỉ làm cô Thanh Tuyền già mà giọng cô cũng mệt mỏi rất nhiều. Cô “lê bước” khi hát, cô níu kéo khi ca, cô chới với khi thể hiện. Qui luật tự nhiên này là tất yếu. Ai già mà chẳng vậy! Tuy nhiên, giá như cô Thanh Tuyền đừng hát nữa thì hình ảnh đẹp một thời cùng giọng ca tuyệt vời một thời của cô chắc chắn sống mãi trong tim người hâm mộ (Dạ, con xin lỗi cô!).

Ngoài Thanh Tuyền, tiếng hát của ca sĩ Khánh Hà cũng có lúc là “nguồn” năng lượng giúp tôi vượt qua những chuyến hành trình trong đời. Năm 2004, khi vừa hồi phục sau hai năm bị trầm cảm nặng, tôi trở lại làm cho một văn phòng đại diện với nhiệm vụ khảo sát thị trường. Trong loạt chuyến đi khảo sát ở nhiều tỉnh từ Nam ra Bắc, tôi gần như luôn nghe Khánh Hà để lấy năng lượng làm việc.

Tiếng hát của cô nhẹ nhàng, hơi dài, bay bổng. Cho dù lời ca buồn nhưng giọng của cô đã đưa tâm hồn tôi đi lên, giúp tôi hứng khởi tiếp tục làm việc không ngừng. Tiếng hát của cô Khánh Hà in sâu vào lòng tôi, gợi nhớ những ngày tháng khó khăn nhưng là những kỷ niệm đẹp. Bây giờ, như Thanh Tuyền vậy, giọng cô Khánh Hà cũng tàn úa theo thời gian…

Có ai chống lại được qui luật tự nhiên của đất trời, của sự lão hóa; và có gì chua xót hơn đối với một ca sĩ khi giọng của mình bị “lão hóa”. Vấn đề là họ ý thức được điều đó hay không và biết nên khi nào là thời điểm phải dừng lại…

Minh họa: henry-perks-unsplash

Tuấn Ngọc cũng một thời ghi dấu ấn đậm trong lòng những chàng sinh viên nghèo trong đó có tôi. Giọng ca của ông sâu lắng, điềm tĩnh, chậm rãi, trầm ấm nhưng đầy nội lực. Tuấn Ngọc luôn là một “quý ông” lịch lãm. Tuy nhiên, Rong rêu của Tuấn Ngọc ngày xưa khác với Rong rêu của Tuấn Ngọc bây giờ. Ngày xưa ông nhẹ nhàng bao nhiêu thì bây giờ ông lề mề nặng nề bấy nhiêu. Ông vẫn là ông, một Tuấn Ngọc sang trọng và lịch lãm, nhưng ông không còn phong độ. Đó là một sự thật. Và không gì có thể che giấu được.

Ai rồi cũng trải qua sinh lão bệnh tử. Giọng hát của một danh ca cũng theo quy luật tất yếu của tự nhiên mà phai nhạt úa tàn theo năm tháng. Ca sĩ nên biết và cần chọn điểm dừng để giải nghệ để có thể giữ mãi hình ảnh đẹp trong lòng khán giả. Cho dù nỗ lực “giữ giọng” như thế nào, không ai có thể duy trì “độ trẻ” của chất giọng lẫn kỹ thuật từng làm nên tên tuổi và sự nghiệp mình.

Sân khấu âm nhạc luôn nghiệt ngã trong thế giới nghệ thuật nói chung. Một diễn viên lớn tuổi vẫn có thể diễn xuất tốt nhưng một ca sĩ lớn tuổi khó có thể hát tốt dù họ có nhiều kinh nghiệm như thế nào. Biết lùi lại mới thật sự là cách để mình còn “trẻ, đẹp”, một cách vĩnh hằng. Tôi luôn và mãi mãi yêu sự trẻ-đẹp-ngày-xưa của những Tuấn Ngọc và Thanh Tuyền… Ngày xưa của họ, với tôi, là bất tử.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: