Bảo vệ tâm hồn trong sáng

(minh họa: Gravity/Unsplash)

Nhiều người trong chúng ta đang sống với những chấn thương tâm lý từng xảy ra vào thời thơ ấu. Khi còn nhỏ, bạn không thể đương đầu với những vấn đề đó mà chỉ học cách đối diện với chúng ở thời điểm đó. Vấn đề là một khi những chấn thương tâm lý không được coi trọng khi nó xảy ra, sẽ dẫn đến những cảm xúc khó hiểu mà khi lớn lên mới nảy sinh.

Vì vậy, trong hầu hết các trường hợp khi trưởng thành, người bị chấn thương về tâm lý từ bé là người phải trực tiếp đối mặt với mọi vấn đề đang xảy ra với họ ở hiện tại, chứ không phải ai khác. Mặc dù, hãy đoán xem ai là người cần giải quyết vấn đề này? Đúng vậy, chính là người bị chấn thương tâm lý.

Người lớn nào cũng cần phải chăm sóc cho tâm hồn trong sáng bên trong mình, hành động như thể mình hiểu nó và cung cấp tình yêu thương, sự che chở và bất kỳ sự hỗ trợ nào về mặt cảm xúc cho nó. Nghe có vẻ kỳ lạ khi nói về điều này, như thể nó không phải là một phần của chúng ta, nhưng khi phải đối mặt với chấn thương tâm lý, nhiều người thường có xu hướng biểu hiện theo những cách kỳ lạ.

Hãy lấy ví dụ này, nếu ai đó muốn chơi nhảy dù.  Đứa trẻ bên trong họ, hay tiếng nói trong đầu họ, vì một khoảnh khắc nào đó nó từng bị tổn thương về thể chất, như việc bị té từ trên cao xuống, có thể nói rằng họ cần phải dừng lại ngay. Rốt cuộc, bộ não chỉ nói những điều mà nó từng biết.

(minh họa: Max Saeling/Unsplash)

Thực tế là ai cũng già đi. Kết quả của quá trình trưởng thành và phát triển khiến cho bạn trở thành một người lớn và độc lập. Điều quan trọng là phải đánh giá cao những đau khổ và tổn thương mà tâm hồn bạn đã trải qua, nhưng điều quan trọng không kém là phải nhớ rằng bạn hiện là người chịu trách nhiệm.

Làm thế nào để bảo vệ tâm hồn thơ bé của bạn? Nhận ra rằng nó đang ở bên trong bạn là việc đầu tiên. Nhận ra rằng những sự kiện mà bạn đã trải qua khi còn nhỏ đã ảnh hưởng đến cách mà mình suy nghĩ và cảm nhận. Hãy cố gắng trở nên tử tế và hiểu biết hơn về bản thân. Hãy chăm sóc và từ bi với chính mình, giống như cách bạn đối xử với một đứa trẻ.

Tìm ra những tác nhân và nguyên nhân khiến bạn phản ứng theo những cách cụ thể là một chiến lược xa hơn để bảo vệ tâm hồn trong sáng bên trong bạn. Một người, một địa điểm hoặc thậm chí một mùi hương nào đó có thể khơi dậy những ký ức không mấy tươi đẹp. Khi bạn đã xác định được những tác nhân này là gì, hãy tập trung vào việc tránh khỏi chúng.

Hãy nhớ rằng phục hồi sau sang chấn thời thơ ấu là một quá trình chứ không phải là mục tiêu cuối cùng. Vượt qua những tổn thương thời thuở bé và viết ra một câu chuyện mới cho chính mình cần có thời gian và công sức. Hãy tử tế với chính mình và tiến lên từng bước.

Vì sức khỏe cảm xúc của bạn, bạn phải bảo vệ tâm hồn trong trắng bên trong mình. Phải chấp nhận tổn thương trong quá khứ, tử tế và từ bi với bản thân, tìm ra nguyên nhân và tìm cách thức để chữa lành để sống tốt và có ý nghĩa hơn trong hiện tại và cả tương lai.

Nếu bạn hoặc ai đó từng xảy ra những chấn thương về mặt tâm lý, hãy tìm đến sự trợ giúp từ những người thân, bạn bè, nhà tâm lý học hoặc truy cập vào trang web https://www.wannatalkaboutit.com/ để thảo luận về vấn đề và vượt qua nó.

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: