Bỏ phiếu tín nhiệm: Thủ đoạn triệt hạ cán bộ không cùng phe cánh

Tại một kỳ họp của Quốc hội Việt Nam cuối năm 2022. (ảnh: thuvienvietnam)

Dự thảo mới nhất Nghị quyết về lấy phiếu tín nhiệm bỏ phiếu tín nhiệm tại Quốc hội, HĐND, Ban Công tác đại biểu (Ủy ban Thường vụ Quốc hội) tiếp tục tạo sóng gió trên nghị trường, và ngoài xã hội.

Theo báo VnExpress, trong dự thảo mới này, cán bộ nào bị quá nửa đến dưới 2/3 tổng số đại biểu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì phải xin từ chức! Khắc nghiệt hơn, dự thảo chỉ cho phép cán bộ có “tín nhiệm thấp” phải làm đơn xin từ chức trong vòng 10 ngày. Sau đó, nếu không chịu làm đơn, Quốc hội sẽ tiến hành họp đề xuất bãi nhiệm, lúc đó còn xấu hổ hơn.

Quốc hội lấy phiếu tín nhiệm đối với người giữ chức vụ do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn, gồm: Chủ tịch nước, Thủ tướng, Chủ tịch Quốc hội, Chánh án TAND tối cao, Viện trưởng VKSND tối cao, Phó chủ tịch nước, Phó chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Thường vụ Quốc hội, Tổng kiểm toán Nhà nước. Các chức danh Quốc hội phê chuẩn gồm: Phó thủ tướng, bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ. HĐND lấy phiếu tín nhiệm đối với chủ tịch, phó chủ tịch, trưởng ban của HĐND; chủ tịch, phó chủ tịch, các ủy viên UBND. HĐND tổ chức lấy phiếu tín nhiệm một lần trong mỗi nhiệm kỳ vào kỳ họp thường lệ cuối năm thứ ba của nhiệm kỳ.

Việc lấy phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín. Trên phiếu ghi rõ họ tên, chức vụ của những người được lấy phiếu tín nhiệm với các mức độ “tín nhiệm cao”, “tín nhiệm”, “tín nhiệm thấp”.

Có người thắc mắc, dự thảo không đưa ra cách giải quyết cho cán bộ nào lỡ có trên 2/3 đại biểu đánh giá “tín nhiệm thấp” thì số phận ra sao? Chắc thê thảm lắm, vì người đó sống sao mà tín nhiệm xuống thấp đến gần đụng đáy thì cũng không nên ở trong đó làm gì.

Các đại biểu bỏ phiếu tín nhiệm đối với 48 chức danh do Quốc hội bầu hoặc phê chuẩn trong kỳ họp thứ sáu, Quốc hội khóa XIV. (minh họa: TTXVN)

Điều làm nhiều người dân thắc mắc là dù số phiếu tín nhiệm có xuống đến “tận cùng vực thẳm” thế nào chăng nữa, thì phiếu đó vẫn là lá “phiếu tín nhiệm”. Họ vẫn được tín nhiệm thì sao lại “đuổi” họ về?

Đã thế, việc bỏ phiếu tín nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín, sau đó việc kiểm phiếu cũng “kín như bưng” luôn, khiến nhiều người đồn đoán rằng phe đang có thế lực trong Quốc hội muốn triệt một cán bộ nào đó không cùng phe, dễ như trở bàn tay.

Và dân mạng xã hội đang bàn với nhau là Quốc hội có cần tới ba mức tín nhiệm không, hay chỉ cần hai mức thôi: “Tín nhiệm” và “không tín nhiệm”. Cán bộ nào không đạt đủ 1/2 phiếu tín nhiệm thì cứ “tống cổ về nhà đuổi gà”.

Việc bỏ phiếu tín nhiệm cứ “công khai, minh bạch” như thế mới trong sạch hóa được cán bộ, sợ gì mà không làm?

Người am tường chuyện hậu trường chính trị thì cho rằng không nên đánh giá “cực đoan” như thế. Nếu cứ mang hai cửa như “thiên đàng, địa ngục hai bên” đặt để như thế, không khéo cán bộ ta kéo nhau xuống địa ngục hết.

Đó là lý do cuộc chiến “tín nhiệm” không có chỗ cho “bất tín nhiệm”.

Nhưng xem ra, bỏ phiếu tín nhiệm đại biểu Quốc hội cũng chỉ là thủ đoạn triệt hạ những cán bộ không cùng phe cánh mà thôi!

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: