Bà Pauline Newman được bổ nhiệm làm Thẩm phán Tòa phúc thẩm Liên bang từ thời cựu tổng thống Ronald Reagan và hiện là thẩm phán liên bang đương nhiệm cao tuổi nhất nước Mỹ. Gần đây, một hội đồng thẩm phán đã đệ đơn khiếu nại, yêu cầu Newman từ chức và nghỉ hưu, cho rằng bà khó hoàn thành nhiệm vụ vì “suy giảm năng lực thể chất hoặc tinh thần”. Nhưng bà Newman đang kiện các đồng nghiệp tư pháp, bao gồm Chánh án Kimberly Moore, “sếp” của bà, và thẩm phán dẫn đầu cuộc kiểm tra nhận thức của bà.
Newman khẳng định bà vẫn hoàn toàn có khả năng xử lý các vụ án và làm việc hiệu quả như các thành viên khác của Tòa phúc thẩm Liên bang. Bà cũng cáo buộc việc kêu gọi bà từ chức là vi phạm hiến pháp Mỹ. Theo Điều 3 hiến pháp Mỹ, thẩm phán liên bang do tổng thống đề cử và được Thượng viện phê chuẩn với nhiệm kỳ trọn đời. Họ có thể giữ chức đến khi qua đời, chủ động từ chức hoặc bị quốc hội luận tội.
Theo AFP, hôm 16 Tháng Năm, một ủy ban tư pháp gồm ba thẩm phán tiếp tục phản bác quan điểm của bà Newman, nêu một số ví dụ cho thấy năng lực của bà đã bị suy giảm. Họ cho biết nhiều nhân viên tòa án báo cáo rằng thẩm phán Newman không thể nhớ cách thực hiện các thao tác đơn giản như đăng nhập vào hệ thống máy tính, nhiều nhân viên tiếp xúc với bà Newman cũng bày tỏ lo ngại khi bà thường xuyên nhầm lẫn, mất trí nhớ ngắn hạn, dễ kích động và thiếu tập trung.
Ủy ban này yêu cầu thẩm phán sinh năm 1927 tới gặp một nhà thần kinh học để đánh giá liệu bà có bị suy giảm nhận thức hay không và nộp kết quả kiểm tra tâm thần kinh đầy đủ. Bà Newman phải thông báo với ủy ban về việc có tuân thủ yêu cầu này hay không. Nếu không thực hiện các đánh giá tâm thần kinh theo yêu cầu của ủy ban, bà có thể đối mặt với biện pháp kỷ luật.
Pauline Newman làm việc tại Tòa phúc thẩm Liên bang Mỹ từ năm 1984. Bà là người có thẩm quyền hàng đầu về luật sở hữu trí tuệ và từng đưa ra các phán quyết mang tính bước ngoặt.
Hoa Kỳ hiện có nhiều thẩm phán chọn giữ lại quyền xét xử của mình cho đến mức họ sẽ qua đời tại chức. Y học hiện đại có thể giúp chúng ta sống lâu hơn, khỏe mạnh hơn. Tuy nhiên, rõ ràng là một số thẩm phán – những người nằm trong số những người quyền lực nhất trong hệ thống hiến pháp của Hoa Kỳ – nhất quyết tiếp tục ngồi ghế dự bị cho đến khi họ đủ sức khỏe để xử lý sự khắc nghiệt của dịch vụ tư pháp liên bang. Câu chuyện của Thẩm phán Newman là một ví dụ rất ấn tượng gần đây về một xu hướng “tại chức đến khi qua đời” đang diễn ra.