Nguyên nhân xảy ra trận ‘đại hồng thủy’ ở Đồng Nai

Bức tường ngăn giữa khu công nghiệp và khu dân cư bị dòng nước làm đổ sập. Ảnh: Phước Tuấn/VNExpress

Trận lũ quét lịch sử được người dân thị trấn Hiệp Phước, huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) ví như trận “đại hồng thủy”, xảy ra vào chiều ngày 4 Tháng Sáu, sau cơn mưa lớn kéo dài hai giờ đã cuốn phăng, làm hư hại rất nhiều tài sản.

Dù đã qua hai ngày, người dân ở đây vẫn bàng hoàng khi nhớ lại giờ phút kinh hoàng ấy. Không một ai có thể tin ở khu vực đồng bằng như Đồng Nai lại xảy ra lũ quét, gây thiệt hại nặng nề như vậy.

Theo nhiều chuyên gia, lãnh đạo địa phương, đây thực sự là thiên tai hiếm gặp, lần đầu xuất hiện tại Đồng Nai.

Đường Hùng Vương đoạn qua khu phố Phước Hiệp tan nát, người dân phải dùng vật dụng cảnh báo người đi đường – Ảnh: VNExpress

Ông Nguyễn Thế Phong, Phó chủ tịch UBND huyện Nhơn Trạch (Đồng Nai) cho biết, do mưa lớn kéo dài hơn hai giờ nên nhiều khu dân cư thị trấn Hiệp Phước, xã Long Thọ và Phước Thiền nước thoát không kịp.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Phước Huy, Giám đốc Đài Khí tượng thủy văn Đồng Nai không cho đó là thiên tai, mà cho rằng nguyên nhân chính do dòng nước lớn xuất phát từ địa hình quá dốc.

Theo ông Huy, lượng mưa đo được tại các trạm huyện Long Thành và Nhơn Trạch (Đồng Nai) trong buổi chiều mưa ngày 4 Tháng Sáu chỉ ở mức 100 – 120mm. Đây là mức nước thường xảy ra trên địa bàn tỉnh Đồng Nai vào mùa mưa, khó có thể ảnh hưởng diện rộng nếu khu vực không xảy ra vụ đoạn tường bao dài khoảng 30 mét ở khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 bất ngờ bị đổ sập.

Bức tường (màu cam) xây giữa khu dân cư và khu công nghiệp. Đồ họa: Hoàng Thanh/VNExpress

Ông Huy cho rằng đó là nguyên nhân chính tạo ra lũ quét. Khi lượng nước mưa bị ứ đọng nhiều giờ trong khu công nghiệp ngày càng dâng cao, bức tường chịu không nổi lực bung của nước đã đổ sập khiến dòng nước tạo thành cơn lũ quét xuống thị trấn Hiệp Phước ngay bên dưới.

Cơ quan chức năng tính toán địa hình khu công nghiệp cao hơn dãy nhà tiếp giáp khoảng 1m, cao hơn gần 3m nếu so với khu nhà kế tiếp. Ông Huy nhận định:

“Với độ dốc chênh lệch như vậy, nước khi thoát ra chảy nhanh và xiết, gây ngập nặng, cuốn nhiều vật cản trên đường, gây hư hỏng nhiều tài sản, công trình của người dân”.

Hệ thống cống thoát nước được chôn rất cạn – Ảnh: VNExpress

Một câu hỏi đặt ra là tại sao khu công nghiệp lại bị ứ nước trong nhiều giờ? Câu trả lời đơn giản là hệ thống thoát nước ở đó đã không hoạt động hiệu quả. Như thế, trách nhiệm thuộc về Ban Quản lý khu công nghiệp hay thuộc về Công ty TNHH Hưng Nghiệp Formosa?

Một lãnh đạo Khu công nghiệp Nhơn Trạch 3 cho biết hệ thống thoát nước và bức tường đổ sập thuộc sự quản lý của Công ty TNHH Hưng nghiệp Formosa. Sau khi sự việc xảy ra, phía công ty phối hợp chính quyền đã hỗ trợ hộ dân thiệt hại; tìm hiểu nguyên nhân để có giải pháp khắc phục.

Các mảng nhựa đường bong tróc, mỏng như bánh tráng nằm ngổn ngang trên đường – Ảnh: VNExpress

Nhiều người dân cho rằng vấn đề ở đây không phải chỉ “thăm hỏi, hỗ trợ”, mà phải điều tra, tìm nguyên nhân, tìm ra công ty, đơn vị chịu trách nhiệm bồi thường thỏa đáng cho những nạn nhân trận lũ quét này.

Trận lũ quét này còn làm lộ ra những con đường được xây dựng cẩu thả. Nhiều hình ảnh cho thấy hệ thống cống thoát nước được lắp đặt rất cạn, ngay sát mặt đường, lớp nhựa mỏng manh nên sau cơn lũ bị vỡ vụn như những miếng bánh tráng rơi xuống mặt đường.

Chính quyền hiện chưa có ý kiến về những phát hiện của dân chúng về chất lượng đường xá như thế này.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Mẹo hay nhà bếp
Trong gian bếp, bạn cũng có thể sử dụng nhiều mẹo vặt để tránh phền toa1o xảy ra, nhất là khi bạn phải làm ở nhà. Tránh ruồi Chỉ cần…
Quảng Cáo
Động lực
Về cơ bản, có hai điểm định nghĩa động lực là một quá trình quan trọng và phức tạp nhằm đạt được các mục tiêu, kích thích mong muốn trong…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: