VietinBank rao bán gần 400 tài sản thế chấp vay nợ

VietinBank đang tính chuyện “bán tống bán tháo” tài sản thế chấp để thu hồi vốn – Minh họa: VNExpress

Ngày 2 Tháng Bảy, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam (VietinBank) vừa thông báo một loạt danh sách tài sản bảo đảm cần bán để thu hồi nợ. Các tài sản này nằm ở nhiều địa phương trên cả nước, trong đó chủ yếu là bất động sản ở những điểm du lịch.

Trước đó, vào hai tháng đầu năm 2023, hàng loạt ngân hàng như Agribank, VietinBank, BIDV, NCB, Sacombank… liên tục rao bán các khoản nợ, tài sản bảo đảm để thu hồi và giải quyết các món nợ xấu. Tài sản đấu giá chủ yếu là bất động sản.

Đáng chú ý, một số nguồn tin cho biết, không chỉ tìm cách thu hồi những món nợ lớn, các ngân hàng còn rao bán cả những khoản vay tiêu dùng không có tài sản bảo đảm. Chưa rõ những khoản vay này là bao nhiêu, nhưng chúng chỉ được định giá vài chục ngàn đồng, bị xem như “nợ không thể thu hồi”.

Trở lại chuyện VietinBank đang tính chuyện “bán tống bán tháo” tài sản thế chấp, trong danh sách này có khoảng 35 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và biệt thự, nhà hàng, khách sạn 3-4 sao trị giá từ vài chục tỉ đồng đến vài trăm tỉ đồng. Ngoài ra, còn rất nhiều hàng tồn kho, mà nếu bán đi cũng chỉ thu hồi được chừng 1/10 giá trị cho vay mà thôi.

Như ở TP Hội An, một bất động sản là biệt thự 3 sao được rao bán 110 tỉ đồng; một khách sạn 4 sao được rao bán giá 120 tỉ đồng; hay một bất động sản khác được rao bán tới 240 tỉ đồng, một khách sạn 4 sao khác được rao bán 420 tỉ đồng… VietinBank cũng rao bán một khách sạn 5 sao tại Đà Nẵng với giá 600 tỉ đồng.

Nhiều khách sạn từ 3-4 sao được rao bán, đổi chủ thời gian qua – Ảnh: Người Lao Động

Ở các địa phương khác như Sài Gòn, Đồng Nai, Bình Dương, Long An, ngân hàng này cũng rao bán nhiều bất động sản với giá từ vài tỉ đồng đến vài chục tỉ đồng.

Xu hướng đẩy mạnh rao bán bất động sản là tài sản thế chấp cho các khoản vay của khách hàng đang được nhiều ngân hàng thực hiện, khiến các chuyên gia kinh tế lo sợ sẽ tạo hiệu ứng domino cực xấu. Ông Thủ tướng Phạm Minh Chính đã yêu cầu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước báo cáo vụ việc này.

Có nhiều nguyên nhân khiến các con nợ phải “bỏ của chạy lấy người”. Ngoài chuyện do kinh tế toàn cầu đang trong giai đoạn lạm phát, đồng tiền mất giá, nên kinh tế trì trệ do Covid-19 chưa thể hồi phục, người ta cho rằng còn có chuyện lãnh đạo ngân hàng và con nợ “bắt tay” nhau rút tiền ngân hàng chia nhau qua những hợp đồng vay nợ.

Một chuyên gia kinh tế giấu tên cho biết, nếu kiểm tra các hợp đồng vay vốn, các chuyên gia ngân hàng dễ dàng tìm thấy nhiều “góc khuất” ở mỗi hợp đồng, mà nếu tính toán đúng, giá trị khối tài sản thế chấp chỉ bằng một nửa số tiền được vay, thậm chí có tài sản thế chấp chỉ bằng 1/3 số tiền được vay.

“Điều này dẫn đến việc ‘con nợ’ sẽ chẳng bao giờ chuộc về vì tình hình thị trường địa ốc bị đóng băng như hiện nay”, chuyên gia này nói thêm:

“Trong giới ‘con nợ cá mập’ đang truyền tai nhau một kịch bản như thế này: Càng nhiều tài sản thế chấp được các ngân hàng đưa ra bán, giá sẽ càng hạ. Đến khi giá hạ đến tận ‘đáy’ thì giới ‘con nợ cá mập’ này sẽ nhào vào mua lại. Thế là từ một đồng mượn lúc đầu, họ có thể ‘mua lại’ hai tài sản của chính họ”.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: