Cứ tranh cãi nhau đi, chẳng có lợi gì đâu!

(minh họa: Thiébaud Fair/Unsplash)

Hầu hết mọi người đều muốn chứng minh lập luận của mình và giành chiến thắng trong những cuộc tranh luận. Hay đơn giản, một số người chỉ thích tranh luận với người khác. Nhưng, hãy để ý kỹ nhé, nếu bạn luôn giành phần thắng trong mọi cuộc tranh cãi, điều đó sẽ giúp ích gì cho bạn, hoặc cho đối phương? Thật ra, chẳng có ích cho ai, nhưng đem lại kết quả như sau:

1.Lãng phí thời gian
Thường thì 99% thời gian dành cho việc tranh cãi với một người hoặc nhiều người không mang lại lợi ích gì cho bất kỳ ai. Hầu hết thời gian trước khi mọi người quyết định bắt đầu một cuộc tranh luận, tâm trí của họ đã được quyết định sẵn rồi. Vậy thì sao phải lãng phí thời gian?

2.Chẳng ai học được gì
Để học bất cứ điều gì, một người phải ở trong một môi trường nghiêm túc, yên lặng và đặt mình vào tư thế “học trò” và người khác là “thầy”. Nhưng, khi bạn tranh luận với ai đó, cả hai đều thể hiện mình là cao thủ và đoán già đoán non, rốt cuộc chẳng ai học được gì cả. Hãy nhìn nhận vấn đề theo cách này, nếu cả hai đều đúng, thì chẳng có lý do gì để tranh cãi; nếu cả hai đều sai, thì cuộc tranh cãi đó sẽ khiến vấn đề thêm tồi tệ. Vậy tại sao lại làm như vậy?

Nếu cả hai đều đúng, thì chẳng có lý do gì để tranh cãi; nếu cả hai đều sai, thì cuộc tranh cãi đó sẽ khiến vấn đề thêm tồi tệ. (minh họa: Alexander Krivitskiy/Unsplash)

3.Sự tranh cãi thường đến từ tâm trạng bấp bênh, không an toàn

Trong một số trường hợp, có những người luôn bị làm lơ trong phần lớn cuộc đời của họ và khi có cơ hội để thể hiện bản thân, họ lại làm điều này một cách sai lầm.

4.Thêm một thói quen xấu
Bạn có thể nhận thấy rằng học một thói quen mới dễ hơn nhiều so với thay đổi một thói quen xấu, bởi vì một thói quen xấu có thể trở thành một phần cá tính của mỗi người.

Thói quen tranh luận không khiến bạn trở thành người xấu và ai cũng có thể thay đổi hoặc trở nên tốt hơn nếu mỗi người đều chọn cách lắng nghe và hiểu nhiều hơn là nói.

5.Đánh mất cơ hội
Khi bạn tranh luận nhiều hoặc tìm cách tranh luận với mọi người, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội, không chỉ để học hỏi mà còn để phát triển. Những người được biết là hay tranh luận nhiều thường được coi là những người tự phụ. Liệu bạn có truyền kiến thức của mình cho người mà bạn đang tranh luận không? Chưa kể có những người sẽ thích tranh luận mà chẳng cần lý do gì.

Khi bạn tranh luận nhiều hoặc tìm cách tranh luận với mọi người, bạn sẽ bỏ lỡ rất nhiều cơ hội, không chỉ để học hỏi mà còn để phát triển. (minh họa: Unsplash)

6.Mắc lỗi tương tự
Khi nói về các nhược điểm của những người thích tranh luận, một trong các sai lầm lớn nhất là mắc phải những sai lầm tương tự. Hãy cố gắng khắc phục lỗi của bản thân mình trước khi đi sửa lỗi của người khác.

7.Cô lập với xã hội
Hãy nghĩ về điều này, một người sẽ thích giao tiếp với những người thích lắng nghe họ hơn là những người hay phớt lờ. Hai người không thể vừa nói vừa nghe cùng một lúc. Khi mọi người biết bạn là một người thích tranh cãi, họ sẽ tránh xa bạn và theo thời gian, bạn sẽ tự cô lập mình mà không hề biết hoặc không muốn.

Chúng ta thường hợp với những người giống mình, nhưng những người thích tranh luận thậm chí không thể chịu được những người có tính cách như họ. Vì vậy, cuối cùng thì việc hay tranh cãi sẽ chẳng mang lại lợi ích gì cho bất kỳ ai.

(theo Medium)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: