Cuộc chiến giành tiền công đức ở chùa: Không phải hỏi cung thì… ngu sao khai!

Đừng thấy phật tử bỏ dăm ba chục vào hòm công đức mà coi thường, một ngôi chùa nhỏ cũng có thể kiếm được vài tỷ đồng mỗi năm – Minh họa: Tuổi Trẻ

Đó là ý của ông Đại đức Thích Thái Trúc Minh khi bị Bộ Tài chính chỉ thẳng mặt nói rằng, chùa Ba Vàng (do ông Minh làm chủ xị) là một trong hơn 50 chùa chiền, miếu mạo không chịu báo cáo tài chính cho chính phủ.

Ngoài chùa Ba Vàng được nêu tên trên “bảng phong thần”, khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử cũng bị cả đám Bộ Tài chính, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Ban Tôn giáo Chính phủ cùng phối hợp “soi” dòng tiền công đức chảy về đâu.

Dư luận lại được dịp xem mấy ông sư quốc doanh “múa môi” với đám “giành ăn ngoại đạo” nhưng có quyền thế trong tay.

Đoàn kiểm tra do Bộ Tài chính cầm đầu nói chùa Ba Vàng không có số liệu báo cáo theo quy định. Ông Đại đức Minh phản bác rằng cái gì cũng có nguyên nhân, đừng có “chụp nón cối” lên đầu của ông.

Trong một thông báo phản hồi về kết quả kiểm tra tiền công đức, chùa Ba Vàng cho rằng từ đầu Tháng Giêng, ngay khi thông tư số 04/2023/TT-BTC có hiệu lực, chùa Ba Vàng chưa từng có đoàn kiểm tra nào đến kiểm tra việc thu chi tiền công đức và cũng chưa từng có đoàn nào  hay có văn bản nào yêu cầu báo cáo tiền công đức. Ông Minh nói:

“Khi không có đoàn kiểm tra xuống làm việc, không có văn bản yêu cầu báo cáo thì đương nhiên không có số liệu báo cáo tiền công đức”.

Nhiều phật tử cho rằng đưa một đồng cho Phật giữ, Phật sẽ cho lại… 10 đồng, 100 đồng. Thế nên họ cứ cố nhét tiền vào tay Phật – Minh họa: Tuổi Trẻ

Nói tóm lại một câu ngắn gọn theo ý “ông Ba Vàng”: Chẳng ai ngu mà khai. Mà có khai cũng chẳng khai thiệt!

Đó là câu “né đòn” đầy bản lĩnh của một người biết thế mạnh của đồng tiền, biết thế lực hậu thuẫn đằng sau họ mạnh tới cỡ nào, nên mới dám “bốp chát” với đoàn kiểm tra chính phủ liên ngành đến thế. “Ông Ba Vàng” Thích Thái Trúc Minh còn nói:

“Việc thông tin như trên gây hiểu nhầm chùa Ba Vàng có hành vi cố ý chống đối pháp luật của Nhà nước, chống đối chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và yêu cầu của Đoàn kiểm tra”.

Câu nói làm bẽ mặt đoàn kiểm tra của chính phủ.

Nhiều người đoan chắc rằng, nếu có báo cáo tài chính của chùa Ba Vàng, đoàn kiểm tra chính phủ cũng không dám công khai cho Phật tử và thiên hạ biết những con số đã được “phù phép” cho đẹp. Chỉ có ông Minh, một vài lãnh đạo cao cấp của Giáo hội Phật giáo quốc doanh, và một vài nhân vật trong Bộ Chính trị biết mà thôi. Ba Vàng là một tập đoàn kinh doanh niềm tin tín ngưỡng, chứ không phải chùa, nên không có chuyện “thành tâm khai báo để được đắc đạo” ở đây!

Trong khi ông Minh chùa Ba Vàng “múa môi” cãi, thì các ông quản lý khu di tích lịch sử và danh thắng cảnh Yên Tử bị “lột trần” qua một vài con số.

Đọc số liệu do Ban quản lý di tích và rừng quốc gia Yên Tử cung cấp mới thấy, một là họ giấu tiền nhiều quá nên không để ý đến “độ chênh” số liệu, hai là họ không biết gì về số liệu thống kê cả.

Người dân đóng tiền công đức tại một ngôi chùa ở Nam Định – Minh họa: Tuổi Trẻ

Theo báo cáo tài chính của khu du lịch tâm linh Yên Tử, từ năm 2007 đến Tháng Tư 2023, tổng thu tiền trong hòm công đức 287 tỷ đồng, nhưng tổng chi lại lên đến 638 tỷ đồng (!?)

Họ chi lố tới 351 tỷ đồng. Tiền đâu mà chi lố nhiều thế!

Một tên “ngu nhất thế giới” cũng không thể đồng ý với con số thu chi như thế, huống chi cả một đoàn kiểm tra với hơn một chục cặp mắt “cú vọ” lúc nào cũng lăm lăm nhìn vào “hầu bao” của người khác đòi chia chác.

Thế nên, theo đánh giá của Bộ Tài chính, số tiền thu công đức tại Yên Tử thực tế cao hơn gấp nhiều lần số tiền 351 tỷ đồng. Họ lý luận như thế cũng đúng, vì chẳng lẽ Ban quản lý và mấy ông thầy chùa khu du lịch tâm linh Yên Tử “cạp đất mà sống”, rồi lãnh thêm nợ ngập đầu à?

Không thể như thế được, vì mấy ông thầy chùa ở đó xài toàn đồ hiệu mắc tiền, như điện thoại Vertu, đồng hồ Rado, Longine,… ngay cả chiếc áo cà sa cũng có ông đặt may tận Tích Lan (cho gần với Phật) giá vài ngàn đôla Mỹ,… chưa kể những chiếc xe hơi vài tỷ đồng mỗi chiếc.

Biết “tu” như thế cho mau “đắc đạo” thì phải biết tính toán lời lỗ chứ! Nên có thể số liệu báo cáo có thiếu một con số “không” (0) đằng sau, đáng lý số thu phải là 2,870 tỷ đồng, nhưng thằng đánh máy đánh thế nào lại để “rớt” con số 0 cuối cùng. Nếu đúng thế thì ghê quá!

Dù không phải như thế chăng nữa, kỳ này chính phủ của ông Chính quyết tâm phải quản lý cho bằng được chuyện thu chi ở chùa và các khu du lịch tâm linh, không thể để cho mấy ông thầy tu bên công an làm mưa làm gió ở những nơi đó được. Vấn đề này được nhiều đại biểu Quốc hội ủng hộ, vì họ cho rằng “tiền nhiều như thế mà để mấy tên thầy chùa quốc doanh xài là quá phí”.

Chùa Ba Vàng, thực chất là khu kinh doanh tâm linh của Giáo hội Phật giáo quốc doanh – Minh họa: Báo Mới

Theo dư luận, trong cuộc tranh giành quản lý hòm tiền công đức này, thông tư số 04/2023/TT-BTC của chính phủ ông Chính đã vi phạm Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016. Điều 56 trong bộ luật này đã quy định tiền công đức tại các chùa Phật giáo là tài sản của Giáo hội, được ủy quyền cho nhà sư trụ trì trông coi và toàn quyền sử dụng. Việc ban hành thông tư này là trái luật.

Thế nhưng Ban trị sự Giáo hội Phật giáo quốc doanh không dám nói thế. Họ chỉ cho biết sau khi tập hợp các ý kiến góp ý của Giáo hội Phật giáo Việt Nam các tỉnh, thành thì sẽ có ý kiến gửi Bộ Tài chính. Họ không đồng ý chính phủ “giật” tiền từ Giáo hội qua chuyện quản lý.

Bên chính phủ thì nói họ không “giật” hòm tiền công đức của chùa, mà chỉ muốn “minh bạch” các khoản tiền đóng góp của bá tánh. Điều này có ẩn ý rằng, nếu Giáo hội Phật giáo quốc doanh muốn yên tâm làm ăn thì cũng phải “biết điều”, chứ không thể ôm khư khư mấy cái hòm công đức này mãi được.

Qua việc này mới thấy dân Việt Nam ngày càng mê tín, bị mấy ông thầy tu quốc doanh “mê hoặc” đường lên cõi niết bàn y như đường lên CNXH. Nhiều Phật tử tin rằng, càng đóng tiền nhiều càng có phước, càng củng cố chỗ ngồi ở cõi Phật sau khi chết, thế nên cứ hàng tháng đều đặn về chùa đóng tiền “để thầy cầu phước cho mình”.

Nói theo lý luận của một tay luật sư trong vụ án “chuyến bay giải cứu”, thì chính Phật tử đã làm mấy ông thầy chùa hư thân, và làm “băng hoại đạo đức” của mấy lãnh đạo trong Giáo hội Phật giáo quốc doanh.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: