Khi thực hiện một dự, không phải mọi thứ đều đi đúng hướng như mong đợi, sai lầm sẽ xuất hiện bất cứ lúc nào, đôi khi khiến bạn bực bội và muốn bỏ cuộc.
Đừng nản chí, vì chỉ những người kiên trì, bất chấp những trở ngại trên đường đi mới là những người thành công, đạt được mọi mục tiêu mà họ đặt ra. Nếu bạn kiên định, đam mê, kỷ luật và khiêm tốn, bạn sẽ dễ dàng có được mọi thứ mà mình mong muốn.
Thay vì chờ sai thì sửa, hoặc khó quá thì bỏ, bạn nên chuẩn bị để tránh mọi sai lầm, trước khi bắt đầu một dự án. Có năm sai lầm mà tất cả chúng ta đều có thể mắc phải vào một lúc nào đó trong đời, nhưng cũng dễ dàng vượt qua thôi.
1.Dự án chưa thực hiện, mọi người đã biết
“Đừng nói với mọi người kế hoạch của bạn, mà hãy cho họ thấy kết quả mà bạn đạt được!”
Đây là sai lầm phổ biến mà cả người mới bắt đầu và ngay những người có kinh nghiệm hơn đều có xu hướng mắc phải. Đừng tìm kiếm sự chấp thuận từ người khác trừ khi bạn biết chính xác mình đang làm việc với ai. Bởi vì, dù tin hay không, bạn không thể biết mọi người có ý định gì đối với bạn và tác động tiềm ẩn của các dự án của bạn có thể phá vỡ cuộc sống của họ như thế nào.
Tốt hơn là thảo luận về các dự án với những người liên quan mà thôi. Nếu bạn có một dự án độc lập, hãy để thành tích của bạn tự nói lên điều đó. Nếu bạn chưa có bất kỳ thành tựu vững chắc nào để nói ra, hãy cứ giữ im lặng và chờ đợi.
2.Không tạo ngân sách hoặc thiết lập kế hoạch
“Những người thất bại trong việc lập kế hoạch, có kế hoạch để thất bại.”
Một dự án cũng cần có kế hoạch, bất kể đó là dự án trực tuyến, ngoại tuyến, một mình hay theo nhóm. Bất kỳ dự án nào cũng xứng đáng được nhìn đúng với bản chất của nó: một dự án, một công việc.
Đó là lý do tại sao việc thiết lập lịch trình và ngân sách là những điều rất quan trọng trong việc thực hiện nghiêm túc những gì bạn đang làm. Nếu không, mọi thứ sẽ không tiến triển mà không vượt quá giới hạn nguồn lực tài chính và thời gian sẵn có mà bạn đặt ra.
Vì vậy, bạn nên lập kế hoạch cho mọi thứ kỹ lưỡng trước khi bắt đầu.
3.Gõ nhầm cửa
“Đừng tìm kiếm sự hỗ trợ trong một đống đổ nát.”
Có những người thực sự không quan tâm đến việc nhìn thấy bạn thành công. Họ sẽ không giúp bạn một tay trừ khi họ nắm giữ một vị trí quyền lực đối với bạn và giữ bạn dưới quyền của họ.
Đôi khi, những người ở gần bạn nhất lại là những người xa vời nhất trong việc đề nghị giúp đỡ. Ngược lại, những người ở xa có khi sẽ góp được nhiều ý hay cho bạn, thực sự muốn bạn thành công cùng với họ, họ cần điều đó và họ sẽ nỗ lực hết sức để hỗ trợ bạn đạt được điều đó. Vấn đề là bạn phải gõ đúng cửa.
4.Vung tiền qua cửa sổ
“Tiền lãng phí vào những thứ hời hợt là một khoản đầu tư bị mất cân bằng.”
Thiết kế các biện pháp bảo mật quá mức, mua sắm quá hớp, không nhất thiết phải là điểm khởi đầu trong hành trình của bạn. Bắt đầu từng bước nhỏ và từ từ tiến bộ.
Đừng lãng phí thời gian của bạn vào những tiểu tiết, sẽ có thời gian cho việc đó sau khi nó thực sự cần thiết.
5.Thỏa thuận bằng miệng
“Lời nói như gió thoảng mây bay.”
Nếu bạn định cộng tác với bạn bè hoặc gia đình, bạn nên nghĩ họ sẽ không luôn ở bên bạn đâu. Ai có hứa hẹn gì, cũng đừng nên đặt trọn niềm tin. Lời nói không phải lúc nào cũng được coi là chắc chắn và đáng tin cậy.
Điều này thường xuyên xảy ra trong các mối quan hệ thân thiết vì bạn cho rằng họ đáng tin cậy đến mức không cần phải có hợp đồng bằng văn bản. Nhiều người có xu hướng làm mờ ranh giới giữa công việc và tình bạn, quan hệ huyết thống hoặc tình yêu và khi điều đó xảy ra, các vấn đề sẽ nảy sinh: Phản bội, xung đột và chia ly.
Lời nói và hành động là hai điều khác nhau. Đó là lý do tại sao những bản cam kết và hợp đồng được tạo ra.
(theo Medium)