Thử trí tuệ cảm xúc của bạn với trắc nghiệm 10 câu hỏi

(minh họa: Sincerely Media/Unsplash)

Những người có trí tuệ cảm xúc cao thường thành công trong cả sự nghiệp và cuộc sống cá nhân. Khả năng thực sự kết nối và đồng cảm với mọi người khiến họ trở thành những nhà lãnh đạo, người giao tiếp và xây dựng mối quan hệ tốt hơn.

Thật không may, nhiều người thiếu các kỹ năng cơ bản. Bạn có thể cho biết phản ứng thông minh về mặt cảm xúc của mình, đối với 10 tình huống đặt ra dưới đây:

1-Bạn chủ trì một cuộc họp tiếp thị về cách thu hút nhiều người ghi danh email hơn. Một thành viên trong nhóm bắt đầu nói về những vấn đề mà họ gặp phải khi đạt được mục tiêu, nhưng sau đó dừng lại giữa chừng và nói: “Thôi bỏ đi”. Bạn phản ứng ra sao?

a-Bạn nói, “Đừng lo lắng.”

b-Bạn hỏi thêm chi tiết và cho họ biết bạn sẽ giải quyết vấn đề như thế nào.

c-Hỏi các thành viên khác về cách họ giải quyết vấn đề.

d-Hỏi, “Bạn có thể cho tôi biết thêm về nó?”

2-Bạn vừa mới bắt đầu một công việc mới và lần đầu tiên trò chuyện với người mà bạn sẽ làm việc cùng nhiều nhất. Cách tốt nhất để khiến họ đánh giá cao bạn ngay lập tức là gì?

a-Chia sẻ mức độ thành công của bạn trong công việc trước đây và cho họ biết bạn nghĩ mình có thể đóng góp như thế nào.

b-Yêu cầu họ cho lời khuyên phải làm sao để phù hợp với cách làm việc của công ty.

c-Đề cập rằng bạn đã nghe những điều tuyệt vời về họ rồi.

d-Giữ im lặng và lắng nghe.

3-Bạn phải đi uống cà phê với một người bạn để nghe cô ấy nói về những vấn đề mà cô ấy đang gặp phải, nhưng bạn lại quá bận rộn với một núi công việc và chưa tới được. Bạn nhận được tin nhắn khó chịu từ cô ấy, bực tức nói rằng cô ấy đã đợi hơn một giờ và rằng cô ấy sẽ về nhà. Bạn nói gì với cô ấy?

a-“Tiếc quá, mình chưa tới được, mà mình cũng không thể giúp gì được bạn đâu. Sếp của mình gọi vô họp rồi, cuộc họp quan trọng, mình không ‘trốn’ được đâu.”

b-“Mình biết rồi, nhưng dù sao bạn cũng đã về, thôi hẹn gặp sau nha!”

c-“Mình có thể hiểu tại sao bạn khó chịu. Giờ mình phải đi họp, và không có cách nào để thoát cuộc họp và ra với bạn. Mình thành thật rất xin lỗi nhe.”

d-“Hãy nhìn thẳng vào sự việc đi, đây không thực sự là một vấn đề lớn, phải không?

4-Bạn của bạn có thói quen khó chịu là hay đến muộn, hoặc tệ hơn là nhắn tin nói rằng cô ấy không thể đến sau khi bạn đã đến. Bạn nói gì với cô ấy?

a-“Từ giờ trở đi cậu có thể cố gắng đến đúng giờ được không, hử?”

b-“Mình cảm thấy như cậu đang không tôn trọng thời gian của mình vì cứ hay trễ giờ, khiến mình bị tổn thương lắm đó.”

c-“Mình nhận thấy bạn có ‘gặp vấn đề’ trong việc đi đúng giờ. Nhưng bạn làm vậy, bạn lại tạo ra ‘vấn đề’ cho mình đấy! Giờ hai đứa cùng bàn xem làm sao để giải quyết vấn đề này nhe!

d-“Bạn hay tới trễ quá à, thật khó chịu, nhưng mình coi trọng tình bạn của chúng ta, vì vậy mình sẽ có cách để giải quyết.”

5-Người đồng sở hữu doanh nghiệp của bạn mắc một sai lầm lớn trong việc đặt mua nguyên vật liệu. Khi ngồi nói chuyện, cô ấy hỏi bạn có giận cô ấy không. Bạn trả lời ra sao?

a-“Nghe này, tôi biết bạn không cố ý nên tôi không giận lỗi của bạn, nhưng tôi đang rất lo lắng.”

b-“Tôi không giận, mà chỉ thất vọng. Mai mốt, chắc tôi phải cùng làm và kiểm tra với bạn quá hà.”

c-“Sai thì sai rồi, nên giờ chúng ta phải bắt tay vào sửa để giảm tối đa thiệt hại và tìm cách tránh sai lầm này trong tương lai mà thôi.”

d-“Nói thiệt nhe, tôi đang sôi máu lắm đây nè. Nhưng mà thôi, quên đi, chúng ta còn khối việc phải làm.”

6-Bạn đang tham gia cuộc họp Zoom với một số đồng nghiệp, thảo luận về một chiến dịch PR mới. Ngay sau khi đồng nghiệp Anna vạch ra kế hoạch sẽ gửi email khắp nơi, đồng nghiệp John phản bác, nói rằng gửi email thật lãng phí thời gian và thay vào đó, chỉ cần gửi cho một số ít người có ảnh hưởng. Bạn giải quyết sao?

a-“Tôi có ý tưởng hoàn toàn khác với ý tưởng của hai bạn và thậm chí có thể còn hay hơn nữa.”

b-“Cả hai bạn đều có điểm tốt. Hãy thảo luận thêm và xem làm thế nào chúng ta có thể cân bằng cả hai ý kiến.”

c-“Tôi đồng ý với Anna.

d-“Okay, John làm việc ở đây lâu hơn, nên làm theo đề nghị của anh ấy thôi!”

7-Bạn phải làm một bài thuyết trình về dự báo doanh thu của năm tới, nhưng bạn đang gặp khó khăn là bị tụt ‘mood’. Bạn sẽ làm sao?

a-Gọi cho một người bạn và hỏi xem họ có rủ bạn đi đâu đó để kéo bạn ra khỏi tình trạng này không.

b-Hãy nói với bản thân rằng bạn sẽ bắt đầu bằng cách thực hiện một phần nhỏ trước, làm xong thì nghỉ giải lao và thưởng cho mình một ly cà phê ưa thích để lấy có hứng làm tiếp.

c-Cố gắng ép mình nghiên cứu doanh số bán hàng của công ty bạn trong năm qua.

d-Nhìn vào bức tranh toàn cảnh để có ý tưởng bao quát về những gì bạn cần làm.

8-Bạn đã cố gắng nhưng không đạt được mục tiêu mong muốn, mặc dù bạn bè và đồng nghiệp đều cảm thấy khả năng của bạn, rằng bạn sẽ làm được, họ tụ họp xung quanh bạn để xem thái độ của bạn như thế nào. Bạn sẽ nói gì với họ?

a-“Thật ra có đạt được mục tiêu này hay không, chẳng có vấn đề gì.”

b-“Không sao đâu, qua năm tới mình sẽ đạt được thôi!”

c-“Cuộc đời này, đôi khi không hề diễn ra như mình mong muốn đâu. Cảm ơn vì sự quan tâm của các bạn.”

d-“Ôi, chuyện nhỏ ấy mà. Mình hoàn toàn ổn.”

9-Sếp của bạn vừa phác thảo xong một dự án cải tiến mà bạn đang thực hiện. Anh ấy mong bạn bắt đầu càng sớm càng tốt, nhưng bạn hơi bối rối về những gì anh ấy đang hướng tới. Bạn sẽ nói gì với sếp của mình?

a-“Anh có thể nhắc lại nhiệm vụ của tôi được không?”

b-“Anh có thể cho tôi biết thêm một chút thông tin được không?”

c-“Tôi sẽ cố gắng.”

d-“Xin lỗi, tôi chẳng hiểu mình sẽ làm như thế nào.”

10-Bạn là một thực tập sinh bán thời gian tại một ngân hàng và bạn vừa gặp rắc rối lớn với một tài khoản. Người quản lý khu vực phát hiện ra và hét vào mặt bạn ngay sảnh của ngân hàng, trước mặt đồng nghiệp của bạn. Bạn phản ứng ra sao?

a-Hãy cúi đầu xuống và không nói gì.

b-Nói với quản lý rằng bạn sẽ không chấp nhận thái độ của anh ta/cô ta.

c-Thừa nhận sai lầm của mình, và nói rằng, với tư cách là một thực tập sinh, bạn đã học được bài học của mình. Sau đó, hãy hỏi, “Bây giờ tôi có thể làm gì để khắc phục điều này không?”

d-Giải thích đó thực sự không phải là lỗi của bạn. Bạn mới bắt đầu và bạn chưa học tới cái phần đó trong quá trình đào tạo.

(minh họa: Arun Prakash/Unsplash)

Đáp án:

1-b: Đây là phản ứng đồng cảm nhất. Bằng cách khuyến khích người khác nói về những khó khăn của họ, bạn đang cho họ thấy rằng bạn quan tâm đến vấn đề của họ và bạn muốn cùng họ giải quyết vấn đề đó.

2-b: Điều này nghe có vẻ ngược đời, xin lời khuyên có thể khiến người đối diện đánh giá bạn kém năng lực, nhưng phản ứng thông minh về cảm xúc là cởi mở và trung thực về những gì bạn không biết. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng người hay đề nghị được tư vấn hay đưa ra lời khuyên, là người thông minh và có năng lực hơn.

3-c: Khi bạn có trí tuệ cảm xúc cao, bạn có thể tưởng tượng mình đang ở vị trí của người khác để bạn có thể thực sự hiểu được cảm xúc của họ. Vì vậy, trước tiên, hãy thừa nhận rằng bạn đã làm bạn mình khó chịu và sau đó thừa nhận sai lầm hoặc lỗi lầm của mình.

4-c: Ngoại giao là sự lựa chọn tốt nhất ở đây. Thay vì chỉ ra lỗi của bạn mình trong việc quản lý thời gian hoặc nổi đóa lên, động thái thông minh về mặt cảm xúc là hướng tới một giải pháp chung làm hài lòng cả bạn và bạn của bạn.

5-c: Nếu bạn là người thông minh về mặt cảm xúc, bạn có thể thấy rằng đối tác của mình rất lo lắng về sai lầm của họ, vì vậy, bạn biết rằng không nên khiến cô ấy cảm thấy tồi tệ hơn bằng cách xoa dịu nó. Thay vào đó, bạn tập trung vào cách cả hai người, với tư cách là một nhóm, có thể làm cho nó tốt hơn bây giờ và tránh những vấn đề tương tự sau này.

6-c: Những người thông minh về mặt cảm xúc có sở trường trong cả việc giải quyết vấn đề và xây dựng đội nhóm. Bằng cách công nhận cả hai ý tưởng của đồng nghiệp, bạn đang cho họ biết rằng bạn coi trọng tầm nhìn của cả hai. Điều này xoa dịu sự căng thẳng và giúp mọi người làm việc cùng nhau suôn sẻ. Thêm vào đó, làm như vậy có thể dẫn đến kết quả tốt hơn.

7-b: Những người thông minh về mặt cảm xúc biết rằng thay vì hụp lặn trong một đống công việc, hoặc bị mất tinh thần, mất hứng vì dự án quá lớn, cách tuyệt vời để duy trì động lực là đặt ra các mục tiêu, thực hiện từng bước và ăn mừng những chiến thắng nhỏ đó để lấy lại hứng thú cho công việc.

8-c: Tự nhận thức và tự điều chỉnh là hai khía cạnh cốt lõi của trí tuệ cảm xúc. Trong trường hợp này, bạn không che giấu sự thất vọng của mình hay che đậy nó bằng sự dũng cảm giả tạo, mà bạn đang bình tĩnh thừa nhận điều đó.

9-b: Những người thông minh về cảm xúc hay tò mò và trung thực khi họ không hiểu điều gì đó. Vì vậy, cách tốt nhất là đặt câu hỏi và tìm kiếm thêm thông tin.

10-c: Đừng cố đổ lỗi cho sự sai sót của mình. Phản ứng thông minh nhất về mặt cảm xúc sẽ là sử dụng kết hợp ba kỹ năng chính: kiểm soát cảm xúc, đương đầu với thử thách bất ngờ và biết cách giải quyết suôn sẻ với người khác trong những tình huống khó khăn.

Bạn có trả lời đúng với 10 đáp án của chúng tôi không? Nếu có, bạn là người thông minh, có trí tuệ cảm xúc cao, bạn hiểu sâu sắc về cảm xúc của mình, và của cả những người xung quanh bạn.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: