Nỗi đau thời thơ ấu là một vấn đề phổ biến với những tác động lâu dài thường biểu hiện dưới nhiều hình thức khác nhau.
Tuy nhiều người đã quen thuộc với các triệu chứng chung của chấn thương, nhưng có nhiều vấn đề cụ thể kỳ quặc thời thơ ấu, để lại nỗi đau và ảnh hưởng sâu sắc về sau.
Không dám chấp nhận lời khen
Đối với nhiều người, nhận được lời khen là một trải nghiệm thú vị. Tuy nhiên, đối với những người từng trải qua chấn thương thời thơ ấu, những lời khen ngợi có thể gây bối rối và đe dọa họ. Phản ứng có vẻ đặc biệt này thường là do tiền sử bị thao túng hoặc lạm dụng tình cảm, trong đó lời khen được sử dụng như một công cụ để kiểm soát hơn là lời khen thực sự.
Sợ bày tỏ niềm vui
Vấn đề này nảy sinh từ nỗi sợ hãi phi lý rằng hạnh phúc sẽ kéo theo một điều gì đó khủng khiếp, một niềm tin bắt nguồn từ thời thơ ấu nơi những khoảng thời gian tốt đẹp thường kéo theo những khoảng thời gian tồi tệ. Việc bày tỏ niềm vui, hạnh phúc thường khiến người ta che giấu cảm giác vui vẻ hoặc nhiệt tình, dẫn đến một lối sống tình cảm buồn tẻ.
Mặc cảm tội lỗi vì những sai lầm nhỏ
Những nỗi đau thời thơ ấu thường làm cho một cá nhân cảm thấy tội lỗi và có trách nhiệm lớn. Họ có thể phản ứng với sự xấu hổ hoặc lo lắng sâu sắc đối với những lỗi lầm nhỏ mà hầu hết mọi người sẽ dễ dàng tha thứ hoặc quên đi, thường là do quá khứ mà họ bị khiển trách hoặc trừng phạt quá mức.
Nhận thức kỹ về môi trường xung quanh
Nhận thức một cách quá kỹ hay cảnh giác cao độ là trạng thái nhạy cảm giác quan tăng cao thường thấy ở những người sống sót sau những chấn thương thuở nhỏ. Cơ chế sinh tồn này, mặc dù hữu ích trong các tình huống nguy hiểm, nhưng cũng khiến nhiều cá nhân trở nên mệt mỏi và lo lắng khi không có mối nguy hiểm thực sự nào hiện hữu.
Khó đưa ra quyết định
Một số cá nhân từng trải qua những nỗi đau thời thơ ấu có nỗi sợ hãi sâu sắc khi đưa ra những quyết định. Điều này thường xuất phát từ tiền sử bị trừng phạt hoặc chỉ trích đối với bất kỳ quyết định nào mà họ đưa ra khi còn nhỏ, dẫn đến sự lo lắng đáng kể về việc ra quyết định khi trưởng thành.
Nhu cầu về thói quen và khả năng dự đoán
Nỗi ám ảnh về thói quen và khả năng dự đoán phát triển từ một thời thơ ấu hỗn loạn hoặc không thể đoán trước. Đó là một nỗ lực để tạo ra sự an toàn và kiểm soát môi trường của họ, điều này thường dẫn đến mức độ căng thẳng cao khi những thay đổi bất ngờ xảy ra.
Nỗi sợ bị bỏ rơi
Mặc dù nỗi sợ bị bỏ rơi xảy ra ở nhiều người, nhưng nó đặc biệt dữ dội hơn ở những người bị chấn thương thời thơ ấu. Họ luôn sợ hãi và lo lắng về các mối quan hệ của mình. Kết quả là gì? Họ sẽ đẩy mọi người ra xa để tránh bị bỏ lại trước. Điều này cực kỳ nguy hại.
Suy nghĩ quá nhiều và lo lắng về tương lai
Những người từng trải qua chấn thương thời ấu thơ thường lớn lên thành những người lớn luôn có tính đề phòng, lường trước tình huống xấu nhất. Trạng thái lo lắng thường xuyên này có thể khiến họ khó thư giãn và tận hưởng khoảnh khắc hiện tại.
Suy giảm trí nhớ và các triệu chứng thể chất không giải thích được
Chấn thương cũng thể hiện qua thể chất cũng như tình cảm. Những người đã từng trải qua những nỗi đau có khả năng gặp những cơn đau nhức không rõ nguyên nhân, hoặc phản ứng thể chất đối với những tình huống khiến họ vô thức nhắc nhở họ về những tổn thương trong quá khứ.
Cảm thấy mất kết nối với bản thân
Sự phân ly, hoặc cảm giác tách rời khỏi chính mình, là một triệu chứng phổ biến nhưng thường bị bỏ qua của sang chấn thời thơ ấu. Đó là cơ chế bảo vệ cho phép một người thoát khỏi tình huống đau đớn về mặt tâm lý.
Cầu toàn và sợ thất bại
Chủ nghĩa hoàn hảo có khả năng phát triển như một cơ chế bảo vệ khỏi nỗi sợ bị trừng phạt hoặc chỉ trích. Các cá nhân sẽ thấy mình chỉ trích bản thân, không ngừng phấn đấu để đạt được sự hoàn hảo nhằm cố gắng tránh những hậu quả nhận thức được khi phạm sai lầm.
Mất niềm tin vào người khác
Nếu niềm tin của một người bị phá vỡ nhiều lần trong thời thơ ấu, thì sự ngờ vực là điều hiển nhiên xảy ra trong các mối quan hệ khi người này trưởng thành. Họ sẽ gặp khó khăn trong việc hình thành các mối quan hệ thân thiết hoặc nghi ngờ ý định của người khác, ngay cả khi không có bằng chứng về sự lừa dối.
Không dám yêu cầu giúp đỡ
Một số cá nhân từng trải qua chấn thương thời thơ ấu sẽ cảm thấy vô cùng khó khăn khi yêu cầu giúp đỡ. Họ có thói quen từ khi còn nhỏ rằng sẽ an toàn hơn nếu tự dựa vào chính mình, dẫn đến sự tự lực đến mức nguy hiểm.
Liên tục xin lỗi
Liên tục xin lỗi, ngay cả khi không cần thiết, là thói quen thường thấy ở những người bị tổn thương thời thơ ấu. Đây là kết quả của việc họ thường xuyên bị khiển trách hoặc chỉ trích trong quá khứ.
Khó chấp nhận tình yêu
Đối với những người từng trải qua những nỗi đau thời thơ ấu, việc chấp nhận tình yêu sẽ là một thử thách. Họ thường xuyên cảm thấy không xứng đáng với tình yêu hoặc dự đoán rằng nó sẽ bị tước đoạt, dẫn đến hành vi tự hủy hoại bản thân hoặc rút lui trong các mối quan hệ.
Điều quan trọng cần nhớ là mọi người phản ứng với chấn thương theo những cách khác nhau và không phải ai cũng gặp phải những vấn đề này. Tuy nhiên, hiểu được những vấn đề chấn thương thời thơ ấu cụ thể trên, sẽ giúp những người đã từng trải qua chấn thương thời thơ ấu nuôi dưỡng sự đồng cảm, nâng cao nhận thức và hỗ trợ chính mình. Tìm đến trị liệu và những trợ giúp từ các chuyên gia là những cách để cải thiện đáng kể cơ chế đối phó, chữa lành vết thương cũ và định hướng con đường hướng tới một tương lai lành mạnh hơn.