Chiêu đuổi việc mới, không sa thải nhưng…

Minh họa: cetteup-unsplash

Người ta đã nghe nói về tình trạng “lặng lẽ bỏ việc” (quiet quitting), bây giờ các công ty đang “lặng lẽ cắt giảm” (quiet cutting) để thu hẹp quĩ lương.

Cơn sốt sa thải thẳng thừng đã giảm, nhưng các công ty vẫn tìm cách cắt giảm nhân sự một cách ít ồn ào hơn. Một buổi sáng nọ, người làm công thức dậy và đọc được một email gửi đến hộp thư với nội dung như… sét đánh: Công việc bạn đang làm không cần thiết nữa!

Những người nhận được thông điệp này cho biết họ trải qua nhiều cú sốc khác nhau; từ nhẹ nhõm vì không bị sa thải đến hoang mang khi phát hiện ra ý nghĩa ẩn dụ của tin nhắn “công việc bạn đang làm không còn, có nghĩa là công ty không cần bạn nữa!”. Nhưng trước một thị trường lao động không còn thoải mái như cách nay một năm, nhiều người chọn ở lại và nhận công việc khác dù trái với chuyên môn thay vì nghỉ việc.

Adidas, Adobe, IBM, Salesforce và nhiều công ty khác đang áp dụng phương cách này trong quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp: Không sa thải nhân viên nhưng thông báo rằng công việc họ đang làm… không còn nữa. Theo dữ liệu của công ty nghiên cứu tài chính AlphaSense, những tin nhắn như thế đã tăng hơn gấp ba lần từ Tháng Tám năm ngoái – Wall Street Journal cho biết.

Andy Challenger, phó Chủ tịch cấp cao của công ty cung cấp dịch vụ việc làm Challenger, Gray & Christmas, nhận xét: “Việc loại bỏ một số công việc là phần quan trọng của quá trình cơ cấu lại công ty”. Một nhà điều hành nhân sự công ty giải thích: “Đối với những công ty đã dành ra vài năm (và số tiền đáng kể) để thuê những tài năng lương cao, việc loại bỏ công việc lương cao để chuyển sang những công việc lương thấp là cách cắt giảm chi phí khá tốt khi chiến lược phát triển cũ không còn hiệu quả”.

Đối với nhiều người nhận được tin nhắn “hết việc”, họ không còn chọn lựa nào khác là tham gia “trò chơi đánh đố”: Xin nghỉ việc hoặc chấp nhận thử thách với công việc không phù hợp, thu nhập ít hơn để chờ quay về với công việc cũ.

Theo Challenger, các công ty Mỹ sa thải nhân viên trong Tháng Bảy ít hơn 42% so với Tháng Sáu và thấp hơn 8% so với cùng kỳ năm ngoái. Lần đầu tiên số lao động bị sa thải hàng tháng thấp hơn năm 2022. Lý do là nhờ ngụỵ trang “đuổi việc” bằng “hết việc”.

Trong các cuộc phỏng vấn và diễn đàn trực tuyến, nhiều người lao động cho biết “việc phải nhận công việc không phù hợp cuối cùng cũng sẽ dẫn đến nghỉ việc” và xem đây là “cách đuổi việc khéo léo của công ty”. Họ tự hỏi không biết bao giờ mới thoát khỏi tình trạng phải làm công việc mình không thích và được trở lại công việc cũ đã quen. Nhiều người có cảm giác rằng mình được nhận “ân huệ” khi giới chủ công ty nói rằng “chúng tôi đánh giá cao đóng góp của bạn nên không sa thải bạn, nhưng bạn có thể tạm làm công việc mới này hoặc đi tìm việc khác ở nơi khác!”

Roberta Matuson, Cố vấn nhân sự cho các doanh nghiệp như General Motors và Microsoft, nhận định: “Quá trình tái tổ chức lại nhân sự thường gây lo lắng cho người lao động, nhưng đó là điều mà các công ty phải làm để tránh việc nhân viên bị sa thải hàng loạt. Công ty thầm nói: Đây là cách duy nhất để giữ bạn lại công ty bằng công việc khác. Bạn nên chấp nhận”. Nhưng cũng có nơi, người lao động bị cố tình chuyển sang một công việc mà người quản lý biết chắc họ sẽ không thể làm được và sẽ phải nghỉ việc.

Theo các luật sư việc làm, người lao động có rất ít quyền khiếu kiện khi công ty chuyển họ sang làm công việc khác không thuộc chuyên môn của mình với mức lương thấp hơn nhiều. Angela L. Walker, luật sư của công ty luật Blanchard & Walker ở Ann Arbor, Michigan lưu ý: “Người lao động có thể chứng minh việc phân công lại là do đối xử phân biệt hoặc do thù tức cá nhân. Nhưng không dễ, vì cần có bằng chứng thuyết phục. Tôi đã thấy rất nhiều trường hợp người lao động được thông báo sẽ bị sa thải vì công ty cần tái cơ cấu nhưng hóa ra họ là người duy nhất bị mất việc mà nguyên nhân rất… cá nhân!”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Mẹo hay nhà bếp
Trong gian bếp, bạn cũng có thể sử dụng nhiều mẹo vặt để tránh phền toa1o xảy ra, nhất là khi bạn phải làm ở nhà. Tránh ruồi Chỉ cần…
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Tướng phu thê
Dân gian Việt Nam thường dùng từ “tướng phu thê” khi thấy các cặp vợ chồng có nét mặt giống nhau. Nhưng về khoa học, chuyện này cũng được minh…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: