Phà Vàm Cống hoạt động trở lại là ‘vì dân’ hay chỉ là cách sửa sai của chính quyền?

Sau 4 năm bị ngưng hoạt động, chuyến phà đầu tiên từ Đồng Tháp cập bến An Giang trong ngày 1 Tháng Chín, 2023 – Ảnh: VNExpress

Sau 4 năm bị ngừng hoạt động khi cầu Vàm Cống được thông xe năm 2019, ngày 1 Tháng Chín năm 2023, bến phà Vàm Cống bắc qua sông Hậu nối tỉnh An Giang và Đồng Tháp chính thức được hoạt động trở lại.

Báo chí đồng loạt đưa tin, bến phà hoạt động trở lại trên cơ sở thống nhất của hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang nhằm “đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân”.

Nghe như thế, người ta có thể hiểu (lầm) rằng chính quyền hai tỉnh biết lắng nghe dân, và biết làm gì đáp lại nguyện vọng của người dân. Ông Tư Gáo, một người dân sống hơn 60 năm gần bến phà Vàm Cống cho biết:

“Chúng tôi kêu gào rát cuống họng không phải chỉ 4 năm nay, mà trước đó khi chính quyền quyết định đóng bến phà này chúng tôi đã yêu cầu họ đừng đóng rồi. Nhưng lúc đó họ (chính quyền) đâu có nghe”.

Ông Tư Gáo kể tiếp:

“Hồi đó, trong vài lần đối thoại, chính quyền nói mình phải có ‘tầm nhìn xa’, rằng cây cầu Vàm Cống sẽ góp phần nối nhịp bờ vui, tạo điều kiện cho bà con sinh sống tại hai bên bờ sông Hậu đi lại thuận tiện và nhanh chóng. Không còn phải chịu cảnh ngăn sông cách chợ như trước đây… Tụi tui nói thì mấy ông cứ nhìn xa như vậy dân tui cám ơn, nhưng giữ giùm cái bến phà, chứ bao nhiêu người phải đi đường vòng vừa tốn thời gian, vừa tốn tiền xăng, khổ lắm ông ơi! Nhìn xa thì tốt, nhưng mấy ông cúi xuống nhìn dân địa phương một chút, dân tui cám ơn nhiều”.

Phà Vàm Cống chạy trên sông Hậu, nối huyện Lấp Vò (Đồng Tháp) và TP Long Xuyên (An Giang), được xây từ thời Pháp thuộc cách đây hơn 100 năm – Ảnh: VNExpress

Hồi đó không một lãnh đạo cấp nào nghe lời đề nghị của chúng tôi cả. Càng lên cao, họ càng cười đám nhà quê có tầm nhìn hạn hẹp, “cứ giữ cái lối di chuyển trăm năm trước thì làm sao đất nước, địa phương phát triển được” họ nói thế.

Lúc đó báo chí cũng ca tụng “tầm nhìn” của lãnh đạo địa phương ghê lắm, rồi họ nói cây cầu Vàm Cống đã đáp ứng được nguyện vọng của người dân. Thì cũng đúng, nhưng cái nguyện vọng giữ lại bến phà thị lại bị họ gạt ra ngoài không thương tiếc.

Thế là từ đó, rất nhiều người dân phải chạy xe từ bến phà Vàm Cống bên này, tới cầu Vàm Cống mất hơn 4 km, đi qua cầu, rồi chạy người lại bến phà bên kia thêm hơn 4 km nữa, rồi mới đi tiếp về nơi mình muốn đi. Ngày nào họ cũng “mua đường” ít nhất gần 9 km như thế.

Riêng công nhân làm trong khu công nghiệp Lấp Vò, tỉnh Đồng Tháp phải đi từ Long Xuyên (An Giang) vòng lên cầu Vàm Cống, mỗi ngày làm việc họ phải đi thêm hơn 15 km để đến công ty làm việc, gây khó khăn và tốn kém.

Vị trí bến phà Vàm Cống và cầu Vàm Cống nối 2 tỉnh An Giang và Đồng Tháp – Ảnh: Google Map

Suốt 4 năm qua, ngày càng có nhiều lời kêu than, cuối cùng chính quyền hai tỉnh Đồng Tháp và An Giang phải “ngồi lại tìm cách tháo gỡ”. Nói thẳng ra, họ “sửa quyết định đã sai 4 năm trước” nhưng do không nhận sai ngay từ đầu, nên phải tìm cách nói khác.

Sau khi xem xét lại mọi vấn đề, lãnh đạo hai tỉnh quyết định cho bến phà Vàm Cống hai bên sông Hậu được hoạt động trở lại để “đáp ứng nhu cầu đi lại bức thiết của người dân”.

Một lý do rất “nhân văn”, đẹp lòng mọi người.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: