Chàng trai 28 tuổi làm nghề tay trái, kiếm $180/giờ

Carter Osborne. (ảnh: Carter Osborne)

Carter Osborne, 28 tuổi, làm nghề tay trái, kiếm gấp đôi thu nhập bằng nghề chính của mình, trên $100,000/năm.

Carter Osborne chẳng bao giờ nghĩ rằng mình có thể kiếm trên $100,000 bằng nghề tày trái: tư vấn cho học sinh cuối cấp về bài luận để nộp đơn vào  đại học.

Câu chuyện bắt đầu từ năm 2017, khi Osborne đang theo học thạc sĩ quản lý công cộng tại đại học University of Washington, cách nhà anh ở Seattle hiện tại chỉ mất 5 phút lái xe. Sinh ra trong một gia đình nhà giáo, thừa hưởng “gen ham học” của cha mẹ, anh rất đam mê trong suốt quá trình học tập của mình, mê cả việc hướng dẫn cho các em học sinh trong việc nộp đơn vào đại học.

Osborne cũng đã gặp một người tư vấn trước khi nộp đơn vào đại học Stanford University, nơi anh nhận bằng cử nhân chuyên ngành khoa học chính trị. Vì vậy, để khởi đầu tay trái của mình, anh trở lại gặp người từng tư vấn mình, để xin lời khuyên. Người ấy không những chia sẻ kinh nghiệp tư vấn, mà còn giới thiệu cho anh ba khách hàng.

Kể từ đó, công việc tay trái của anh bắt đầu khởi sắc. Osborne, 28 tuổi, nói, trong năm 2021, anh đã giúp 40 học sinh làm bài luận xin vào đại học. Anh kiếm được $113,550 từ công việc này trong năm đó. Theo CNBC Make It.

Năm ngoái, vì tránh bị kiệt sức, Osborne chỉ nhận 33 khách hàng, trao đổi qua Zoom và kiếm được $77,120. Tính ra, Osborne nhận của mỗi em học sinh gần $2,400. Thu nhập từ công việc tay trái này đã vượt qua thu nhập từ công việc chính của Osborne là Giám quan hệ công chúng trong hai năm qua.

Osborne đã làm điều đó như thế nào? Công việc đòi hỏi yêu cầu gì và cách anh cân bằng giữa nghề chính và nghề tay trái ra sao?

Mở rộng danh sách khách hàng và mô hình kinh doanh

Osborne tiêu khoảng $50 để khởi đầu công việc tay trái của mình. Anh cho biết số tiền đó anh chi vào khoản đăng ký QuickBooks, Squarespace và Zoom. Anh không tốn tiền quảng cáo, vì tất cả các khách hàng của anh đều là thông qua giới thiệu, cứ người này làm xong, họ giới thiệu người khác.

Từ tháng Mười đến Tháng Mười Hai, khi hầu hết các trường học đặt ra hạn chót nộp đơn, Osborne làm việc 70 giờ mỗi tuần giữa hai công việc. “Tôi thường nói với bạn bè của mình, ‘Hey, mình sẽ gặp bạn vào Tháng Giêng nhé'”, anh nói.

Carter Osborne tư vấn qua Zoom. (ảnh: Carter Osborne)

Khách hàng của Carter Osborne đa dạng về kiến thức cơ bản, hoài bão, tình hình tài chính và kỹ năng viết. Do đó, khối lượng công việc và thu nhập của anh là không thể dự đoán. Anh làm việc với học sinh trong khoảng từ một đến 25 giờ mỗi người và thường tính $180/giờ, nhưng với những em thật sự cần hỗ trợ tài chính, anh giảm giá, chứ không lấy đúng giá như với những gia đình có điều kiện khác.

Công việc tay trái mất thời gian vì hầu hết các trường học đòi hỏi nhiều bài luận: bản tóm tắt cá nhân, một số câu hỏi bổ sung và đôi khi là bài luận tùy chọn, về đại dịch COVID-19, yêu cầu học sinh mô tả tác động của đại dịch đối với kinh nghiệm học trung học của họ.

Nếu nộp đơn vào 10 trường, một số lượng mục tiêu khá cao nhưng không hiếm gặp – có nghĩa là các em phải viết hơn 25 bài luận, theo Osborne.

Đi trên ‘đường ranh giới đạo đức’

Viết một bài luận xin học có thể làm bạn trải qua những trạng thái tinh thần khó khăn. Bạn cần tìm một chủ đề có ý nghĩa và diễn đạt suy nghĩ của mình với sự thông minh đến mức có thể thuyết phục các nhà tuyển sinh đang quyết định tương lai của bạn.

Tại Stanford University, Osborne làm việc như một cố vấn tâm lý cho bạn đồng môn, nên anh đã được trang bị để giúp học sinh đối phó với căng thẳng đó. Trong cuộc họp đầu tiên với khách hàng, anh cố gắng làm cho yêu cầu rõ ràng của đề bài trở nên ít đáng sợ hơn.

Anh hỏi khách hàng của mình những câu hết sức đơn giản, như “Bạn thích làm gì?” và đóng vai trò như một chất xúc tác để giúp học sinh nảy ra các ý tưởng. Các cuộc trao đổi, đều được anh ghi chú và thu âm lại để anh và khách hàng có thể tham khảo sau này.

Qua đó, Osborne điều khiển điều anh gọi là “đường ranh giới đạo đức”: Anh không thay mặt học sinh viết bất cứ điều gì và đôi khi phải đối diện với ý kiến của phụ huynh. Theo anh, ý tưởng quan trọng hơn câu cú, văn từ của mỗi bài luận.

Một lần, anh làm việc với cậu học sinh vào mỗi Chủ Nhật để xem trận đấu của Liên đoàn bóng đá Mỹ, họ cùng nhau phân tích số liệu thống kê và đăng thông tin trên tài khoản Instagram về bóng đá giả tưởng. Ban đầu, cậu học sinh hơi do dự về việc đưa sở thích này trong đơn xin học đại học, nhưng theo Osborne, một khi học sinh phân tích được về sở thích của mình, sẽ giúp cậu ấy định hình sang việc học hành trong tương lai.

“Bài luận của cậu bé được kết bằng câu “Tất cả nnhững kỹ năng mà em phát triển, đều thông qua điều này,'” Osborne nói. “Viết sáng tạo, phân tích thống kê, thiết kế đồ họa, truyền thông xã hội, kỹ năng tiếp thị. Tất cả những điều quý báu này bắt nguồn từ một thứ mà em học sinh ấy yêu thích.”

Người học sinh đó được nhận vào trường đại học mà em mơ ước được theo học, Osborne cho biết.

Đối phó với sự mất cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Osborne phải sẵn sàng tinh thần để nói chuyện với khách hàng của anh, ngay cả lúc họ đang  trong giai đoạn căng thẳng nhất, thậm chí thỉnh thoảng anh phải tiếp điện thoại vào lúc 11:30 đêm. Nhưng đó lại là một phần của công việc mà anh cảm thấy rất thỏa mãn. Tất nhiên chẳng có sức nào chịu nổi tốc độ làm việc 70 tiếng/tuần mà chủ yếu là làm việc về đầu óc,  rất dễ dẫn đến kiệt sức.

Năm ngoái, Osborne đã giảm công việc phụ của mình để còn có thời gian để… thở. Gần đây, anh được thăng chức tại công việc toàn thời gian và sử dụng thu nhập từ công việc phụ để mua một căn nhà cùng bạn gái.

Anh điều chỉnh lịch trình, nhận ít khách hàng hơn để tránh phải làm việc vào cuối tuần. Thay vì trước đây làm bảy ngày/tuần, giờ anh rút xuống còn năm, thời gian nghỉ ngơi giúp anh cải thiện sự tập trung, trí nhớ và tâm trạng để có thể làm tốt ở cả hai công việc.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: