Sự hấp dẫn của chiếc “ghế nóng”

11 năm kế nhiệm Steve Jobs, Tim Cook là CEO tại vị lâu nhất lịch sử Apple (ảnh: Christoph Dernbach/picture alliance via Getty Images)

Nhiều người vẫn thích đảm nhận những công việc không thể thắng (No-Win Jobs) như cựu Chủ tịch Hạ viện vừa bị lật đổ Kevin McCarthy. Tại sao?

Một giám đốc điều hành (CEO) giải thích, đó là do “sự cám dỗ của uy tín, tiền lương và các thách thức”. Đây cũng chính là lý do khiến dân biểu Kevin McCarthy từng nỗ lực để đạt được.

Jim Citrin, CEO của công ty tìm kiếm CEO Spencer Stuart, nhận xét: “Tâm lý chung là càng thấy không thành công càng lao vào như con thiêu thân. Lý do đơn giản: nếu thành công, bạn là một anh hùng”. Cho đến nay, Alan Fishman (CEO của Washington Mutual chỉ 17 ngày trước khi ngân hàng bị cơ quan quản lý liên bang FDIC tịch thu và bán) vẫn tin rằng ông có thể xoay chuyển tình thế của ngân hàng nếu có đủ thời gian! Trong khi những người khác nhìn thấy đây là “một nhiệm vụ tự sát” thì Fishman lại nhìn thấy “một mô hình kinh doanh tương đối đơn giản và có thể sửa chữa được”. “Thất bại không phải là thứ nằm trong suy nghĩ của tôi – ông nói.

Niềm tin của Fishman về tầm quan trọng của Washington Mutual đã tạo cho ông ý thức mạnh mẽ phải cứu nó khi ngân hàng “cận tử” là minh chứng nữa cho thấy nhiều CEO sẵn sàng đón nhận những thách thức lớn nếu cảm thấy nó xứng đáng để đối đầu dù biết chắc sẽ không thành công.

Thực tế cho thấy, có rất nhiều lãnh đạo và CEO phải chịu đựng những nhân viên ngỗ ngược, bất mãn và đâm sau lưng khi không làm vừa lòng họ như McCarthy vừa gặp. Đây là lý do nhiều người phải từ nhiệm. Trong năm nay đã có hơn 1,200 CEO từ nhiệm (mức cao kỷ lục kể từ năm 2002 từ khi công ty cung cấp việc làm Challenger, Gray & Christmas bắt đầu thống kê).

Bất cứ ai theo đuổi một địa vị khó thành công cũng cảm nhận được chút gì đó của “triệu chứng kẻ bắt chước” (impostor syndrome). Khi Tim Cook kế nhiệm Steve Jobs tại Apple, hầu hết mọi người đều đặt câu hỏi: liệu có ai thay thế được Jobs huyền thoại không? Mười một năm sau, Cook chứng minh mình không chỉ thay thế được mà còn là CEO tại vị lâu nhất của Apple (một trong những công ty có giá trị nhất thế giới). Tuy nhiên, cái kết không phải lúc nào cũng hạnh phúc như thế, nếu nhìn về CEO của hai người khổng lồ Disney và GE.

Những công việc “khó thành công” thường đi kèm với những phần thưởng hấp dẫn nên ma lực của chúng càng khó cưỡng. Irving Picard, người được tòa án chỉ định giúp đòi lại tiền cho các nạn nhân của trùm lừa Bernie Madoff, đã thu lại được 75 xu trên mỗi đôla tiền bị đánh cắp. Công ty BakerHostetler của ông kiếm được hơn $1 tỷ phí cho hoạt động truy thu này.

Wall Street Journal ví von: Hãy nghĩ đến những người cưỡi bò tót. Ai nhìn vào con bò nặng một tấn đều tin “tôi có thể làm chủ được nó!”. Nhưng theo ProBullStats, hơn 75% tay cưỡi bò chuyên nghiệp không thể trụ lại trong 8 giây. Ai trụ lại được sẽ nhận phần thưởng rất lớn. Stetson Wright, 24 tuổi, giành được $900,000 tiền thắng cược vào năm ngoái sau một mùa giải cưỡi ngựa rất “đỉnh”.

Jon Levy, một nhà khoa học hành vi chuyên tư vấn cho các tổ chức xây dựng văn hóa, giải thích: “Những người rất thành công thường tin rằng họ có thể vượt qua những mục tiêu khó mà người khác không thể vượt qua. Kiểu suy nghĩ này đã tách họ khỏi phần còn lại “thận trọng” của dân số. Nếu cân đong kỹ càng cơ hội của mình, có lẽ họ sẽ bỏ cuộc. Bí quyết ở đây là tự tin có thể chiến thắng một mục tiêu hoàn toàn điên rồ!”

CEO Mary Barra của General Motors là ví dụ điển hình cho việc biến một nhiệm vụ khó khăn thành thành công. Khi nắm quyền lãnh đạo GM vào năm 2014, sứ mệnh của bà là đưa GM hướng tới một tương lai mới sau vụ phá sản được chính phủ tài trợ vào năm 2009. Sứ mệnh đó không chỉ liên quan đến việc hiện đại hóa GM bằng xe hơi điện mà còn xây dựng nền “văn hóa công ty” mới khuyến khích nhân viên và người quản lý minh bạch hơn với nhau.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: