Dạy con tận hưởng cuộc sống và đừng coi trọng vật chất

(minh họa: Marcus Wallis/Unsplash)

Tiffany, 36 tuổi, ở thành phố Tustin, California, tự hào rằng mình đã “huấn luyện” được cậu con trai 10 tuổi biết làm đủ thứ việc trong nhà, nào là dọn dẹp phòng, rửa chén, tưới cây,… và luôn làm xong bài tập về nhà trước 8 giờ tối.

Có điều, khi được hỏi, cậu bé có được đi du lịch? Đi vườn thú, hay tham gia các câu lạc bộ thể thao nhiều không? Tiffany lắc đầu: “Giờ đâu nữa mà chơi, đi học về là nó chỉ trong nhà với em mà thôi!”

Thế thì hỏng bét! Người mẹ này dạy con nhiều điều hay lẽ phải, biết làm mọi thứ, nhưng lại không dạy con biết tận hưởng cuộc sống.

Vui chơi, tận hưởng cuộc sống thường là điều mà trẻ con làm một cách tự nhiên. Nhưng nhiều đứa trẻ dù được sống trong gia đình hạnh phúc, nhưng khi lớn lên, trưởng thành, lại lâm vào hoàn cảnh bất hạnh. Có một sự khác biệt giữa việc tận hưởng cuộc sống khi còn nhỏ và việc chuẩn bị để tận hưởng cuộc sống khi trưởng thành.

Vui chơi, tận hưởng cuộc sống thường là điều mà trẻ con làm một cách tự nhiên. (minh họa: Yiwen/Unsplash)

Là người sáng lập và giám đốc điều hành của Success Academy Charter Schools và là mẹ của ba người con, Eva Moskowitz đã dành nhiều thập niên làm việc với các bậc phụ huynh và giáo dục học sinh từ các cộng đồng chưa được quan tâm đầy đủ.

Theo Moskowitz, những người hạnh phúc nhất khi cuộc sống của họ chứa đựng những hoạt động có ý nghĩa và hiệu quả. Thật không may, nhiều người liên tục bị lấn át bởi thông điệp rằng hạnh phúc đến từ việc tiêu xài.

Khi các nhà quảng cáo cố làm cho mọi người phải dùng sản phẩm của họ, tin rằng việc mua sắm là phần thưởng tuyệt vời nhất, rằng bạn chỉ hạnh phúc nếu mua một chiếc xe hơi hoặc ngôi nhà sang trọng hơn. Làm thế nào để giúp con cái bạn tránh khỏi ý tưởng này?

Đừng tạo thói quen đưa trẻ con đến các cửa hàng nơi chúng thoả sức chạy quanh và đòi hỏi “con muốn cái này” hay “con muốn cái kia.”

Moskowitz cho rằng những đứa trẻ hạnh phúc coi trọng trải nghiệm hơn vật chất. Cô khuyên các bậc cha mẹ đừng mua quá nhiều quà cho con, và dù nghèo rớt mồng tơi cũng  ráng mua cho con những thứ đắt tiền, và nghĩ như vậy mới là thương con.

Theo Moskowitz, việc thể hiện tình yêu của mình với ai đó bằng cách tặng họ một món quà là một ý tưởng hay và từng khá hiệu quả, nhưng ngày nay, nhiều trẻ em được mua quá nhiều đồ chơi, đến nỗi nhiều món đồ chỉ được đụng vô một hai lần, là bị tống vào kho.

Ảnh hưởng tạo ra sự vui thích của những món đồ thường là có giới hạn và nhất thời, trong khi những trải nghiệm mới thì đa dạng và tạo ra những hiệu ứng vô cùng sâu sắc cho cuộc đời của những đứa trẻ sau này.

Trong ngày sinh của chính bạn, hãy sử dụng dịp đặc biệt này như một cơ hội để củng cố các giá trị của chính mình. Moskowitz chia sẻ: “Anh Eric chồng tôi nói rõ với các con, rằng ‘đừng có mua quà gì tặng cho ba trong dịp sinh nhật,’ thay vào đó, anh yêu cầu các con chia sẻ những kỷ niệm về điều chúng thích làm cùng gia đình. Đó mới là món quà anh thích nhật.”

Bạn cũng có thể giúp con mình nghĩ ra những món quà ý nghĩa dành tặng cha mẹ, như một tấm thiệp thủ công, một chiếc bánh tự làm hay hát tặng một, hai bài hát.

(minh họa: Priscilla Du Preez/Unsplash)

Trẻ em cần hiểu rằng mặc dù tiền có khả năng mang lại cho chúng những niềm vui, nhưng đó không phải là cách duy nhất.

Cùng con bạn tham gia vào những trò chơi, như cờ vua, xếp hình, để chúng tìm thấy hạnh phúc trong những hoạt động khác nhau. Làm một ngôi nhà trên cây hoặc nướng bánh cùng con mình, là những kỷ niệm đẹp sẽ theo con bạn cho đến khi chúng trưởng thành. Dẫn con đến viện bảo tàng cũng là cách để con thấy niềm vui của việc học hỏi, nâng cao trí tuệ.

Nếu bạn có thể dạy con mình về giá trị của những điều đơn giản trên, cơ hội để luôn cảm thấy hạnh phúc của trẻ sẽ tăng lên vô cùng khi chúng trưởng thành.

(theo CNBC)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Mẹo hay nhà bếp
Trong gian bếp, bạn cũng có thể sử dụng nhiều mẹo vặt để tránh phền toa1o xảy ra, nhất là khi bạn phải làm ở nhà. Tránh ruồi Chỉ cần…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: