15 loại thực phẩm giúp tăng cường khả năng miễn dịch

(Hình minh họa: Nathan Dumlao/Unplash)

Có một số loại thực phẩm làm tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên. Số lượng tiểu cầu trong máu có thể giảm do các bệnh do virus, ung thư hoặc rối loạn di truyền. Những tế bào nhỏ, hình tấm, dính, không màu này giúp đông máu cho dù vết thương của bạn nhỏ hay đe dọa đến tính mạng. Điều này ngăn ngừa việc mất máu quá nhiều và thậm chí tử vong.

Các yếu tố sau đây có thể dẫn đến số lượng tiểu cầu thấp, về mặt y học được gọi là giảm tiểu cầu.

-Rối loạn tủy xương: Các bệnh như bệnh bạch cầu và thiếu máu bất sản có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tiểu cầu trong tủy xương.

-Rối loạn tự miễn dịch: Trong các tình trạng như giảm tiểu cầu miễn dịch (ITP), hệ thống miễn dịch tấn công nhầm và phá hủy tiểu cầu.

-Viêm gan C và virus Epstein-Barr có thể làm giảm sản xuất tiểu cầu.

-Thuốc: Một số loại thuốc như thuốc hóa trị, thuốc kháng sinh và thuốc lợi tiểu có thể dẫn đến lượng tiểu cầu thấp.

-Thiếu hụt dinh dưỡng: Thiếu vitamin B12, folate và sắt có thể ảnh hưởng đến việc sản xuất tiểu cầu.

-Bệnh gan: Bệnh gan mãn tính cản trở quá trình sản xuất tiểu cầu và cũng có thể khiến lá lách to ra, dẫn đến sự cô lập tiểu cầu.

-Mang thai: Một số phụ nữ mang thai có thể bị giảm tiểu cầu khi mang thai do tăng phá hủy tiểu cầu.

Nếu bạn có số lượng tiểu cầu thấp, ngoài việc cần được theo dõi sức khỏe, bạn cần ăn các loại thực phẩm giúp ổn định số lượng tiểu cầu trong máu một cách tự nhiên. Trái cây, rau, đậu và ngũ cốc nguyên hạt chưa qua chế biến chứa nhiều chất dinh dưỡng và rất tốt để tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên.

Thực phẩm giúp tăng số lượng tiểu cầu một cách tự nhiên

1.Đu đủ và lá đu đủ

Bạn nên ăn đu đủ nếu lượng tiểu cầu trong máu của bạn thấp. Ngoài việc ăn quả đu đủ chín, bạn có thể uống nước pha chế từ lá đu đủ, cũng có tác dụng không kém trong việc tăng số lượng tiểu cầu trong máu. Theo các nhà nghiên cứu tại Viện Khoa học và Công nghệ Á châu ở Malaysia, chiết xuất lá đu đủ hết sức hiệu quả trong việc tăng số lượng tiểu cầu ở những bệnh nhân mắc bệnh sốt xuất huyết.

Prakalya Prakash, một blogger về phong cách sống, kể lại trải nghiệm sử dụng lá đu đủ để tăng số lượng tiểu cầu khi cô bị sốt xuất huyết. Cô ăn nó hai lần một ngày và khẳng định cô chính là bằng chứng sống cho thấy lá đu đủ thật sự làm tăng số lượng tiểu cầu.

(minh họa: Debora Cardenas/Unsplash)

Cách sử dụng lá đu đủ để tăng số lượng tiểu cầu: Đun sôi lá đu đủ với nước trong ấm. Lọc và uống hai lần một ngày. Với đi đủ, bạn có thể vừa ăn và uống để tăng số lượng tiểu cầu trong máu một cách nhanh chóng.

2.Cỏ lúa mì

Trong một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Quốc tế về Dược phẩm và Khoa học Đời sống, ấn bản năm 2011, cỏ lúa mì được phát hiện là có lợi trong việc nâng cao số lượng tiểu cầu. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nó giúp tăng số lượng hồng cầu, huyết sắc tố và số lượng bạch cầu khác nhau. Điều này là do cỏ lúa mì rất giàu chất diệp lục và có cấu trúc phân tử gần giống với huyết sắc tố.

Uống nửa ly nước ép cỏ lúa mì pha với vài giọt nước cốt chanh mỗi ngày giúp cải thiện số lượng tiểu cầu.

3.Lựu

Những hạt lựu màu đỏ, giống như kim cương chứa nhiều chất dinh dưỡng có đặc tính chống oxy hóa, chống viêm và tăng cường miễn dịch. Nghiên cứu khoa học khẳng định lựu có thể giúp tăng số lượng tiểu cầu, từ đó ngăn ngừa nguy cơ mắc bệnh.

Làm nước trái cây tươi và uống, hoặc thêm lựu vào món salad, sinh tố và khẩu phần ăn sáng.

4.Dầu cá

Trung tâm Y tế Khu vực Vịnh Thunder khuyến khích việc ăn giàu protein để tăng số lượng tiểu cầu. Thịt nạc và cá được biết là có tác dụng làm tăng số lượng tiểu cầu, nhưng không có bằng chứng khoa học quan trọng nào chứng minh điều này.

Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng dầu cá, ức gà có khả năng tăng hoạt động của tiểu cầu, đồng thời ngăn ngừa các bệnh khác nhau liên quan đến số lượng tiểu cầu thấp.

(minh họa: leohoho/Unsplash)

5.Bí ngô

Bí ngô rất giàu vitamin A, giúp hỗ trợ sự phát triển của tiểu cầu và điều hòa các protein do tế bào cơ thể sản xuất. Việc điều hòa các tế bào protein rất quan trọng để nâng cao số lượng tiểu cầu trong máu.

Chuẩn bị nửa ly nước ép bí ngô tươi và thêm một muỗng cà phê mật ong vào đó. Uống hai hoặc ba lần một ngày để có được lợi ích tối đa. Bạn cũng có thể thêm bí ngô vào các món nướng, sinh tố, món hầm, súp và món xay nhuyễn. Hạt bí ngô cũng có những lợi ích tương tự và bạn có thể dùng chúng như một món ăn nhẹ hoặc kết hợp chúng với các công thức nấu ăn khác.

6.Thực phẩm giàu vitamin C

Thường xuyên ăn thực phẩm giàu vitamin C sẽ giúp cải thiện việc sản xuất tiểu cầu trong cơ thể. Vitamin C là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và liều lượng vitamin này cao hơn sẽ ngăn ngừa tổn thương gốc tự do gây ra cho tiểu cầu.

Theo Mayo Clinic, lượng Vitamin C được khuyến nghị là 65-90 mg mỗi ngày. Bạn phải bổ sung các loại thực phẩm như cam, chanh, kiwi, ớt chuông, rau bina và bông cải xanh vào chế độ ăn uống của mình.

7.Rau lá xanh

Các loại rau lá xanh, chẳng hạn như rau bina, cải xoăn và lá cỏ cà ri, có nhiều vitamin K, và do đó, bạn nên ăn khi số lượng tiểu cầu của bạn chạm mức thấp nhất.

Khi bị thương, cơ thể sẽ kích hoạt protein để kích thích hình thành cục máu đông và cầm máu. Những protein này phụ thuộc vào vitamin K để kích hoạt, nếu không có vitamin K thì không thể đông máu được. Đó là lý do tại sao khi lượng tiểu cầu trong máu thấp, bạn phải tăng cường tiêu thụ các loại rau lá xanh, đặc biệt là cải xoăn vì nó chứa một lượng lớn vitamin K (1 ly cải xoăn xắt nhỏ chứa 547 microgram vitamin K), bằng cách làm salad và sinh tố. Bạn cũng có thể hấp hoặc luộc rau lên ăn.

Ăn nhiều loại thực vật giàu chất xơ và thực phẩm giàu chất dinh dưỡng đặc biệt có lợi cho sức khỏe. (minh họa: Unsplash)

8.Quả lý gai Ấn Độ

Quả lý gai Ấn Độ, hay còn gọi là amla, được coi là có hiệu quả trong việc tăng sản xuất tiểu cầu trong máu và tăng cường hệ thống miễn dịch. Mặc dù các nghiên cứu còn hạn chế nhưng bằng chứng giai thoại cho thấy việc sử dụng nước ép amla có thể giúp cải thiện chức năng tiểu cầu ở những người bị sốt xuất huyết. Hơn nữa, lượng amla hấp thụ cho thấy sự cải thiện dần dần về kết tập tiểu cầu.

Ăn 3 đến 4 quả lý gai khi bụng đói vào mỗi buổi sáng. Bạn cũng có thể uống nước ép amla bằng cách trộn nó với mật ong. Uống hỗn hợp này hai đến ba lần một ngày giúp tăng sản xuất tiểu cầu trong máu. Nếu bạn đang tìm kiếm thứ gì đó ngon miệng, bạn có thể dùng dưa chua và mứt tự làm từ quả lý gai tươi của Ấn Độ.

9.Củ cải đường và cà rốt

Củ cải đường thường được khuyên dùng cho bệnh nhân thiếu máu. Theo nghiên cứu, ăn một chén cà rốt và củ cải đường hai lần một tuần sẽ giúp tăng số lượng tiểu cầu trong máu. Bạn có thể ép củ cải uống như nước trái cây, thêm vào món salad hoặc nấu canh.

10.Dầu dừa
Dầu dừa rất giàu chất béo lành mạnh và các chất dinh dưỡng khác. Và đây chính xác là lý do tại sao nó được coi là rất lành mạnh và hiệu quả. Các nhà khoa học cho khỉ rhesus ăn dầu dừa và nhận thấy rằng hoạt hóa tiểu cầu đã tăng lên.

Sử dụng dầu dừa loại ăn được, thêm vào món salad và sinh tố, hoặc sử dụng trong nấu ăn.

11.Sữa tươi
Sữa là nguồn cung cấp canxi, vitamin D, folate và vitamin K. Thiếu vitamin K sẽ ngăn cản máu đông máu và có thể dẫn đến chảy máu nghiêm trọng. Do đó, hãy uống sữa mỗi ngày để tăng cường khả năng miễn dịch và cải thiện số lượng tiểu cầu trong máu. Uống một ly sữa vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ.

12.Nho khô

Nho khô chứa nhiều chất sắt, rất quan trọng cho sự phát triển của hồng cầu và tiểu cầu. Giảm tiểu cầu hoặc số lượng tiểu cầu thấp và thiếu máu xảy ra do thiếu sắt . Ngâm nho khô qua đêm. Vào buổi sáng, thêm nho vào sinh tố, bát ăn sáng hoặc một ly sữa. Bạn cũng có thể ăn nho như một món tráng miệng.

13.Thực phẩm giàu folate

Folate xuất hiện tự nhiên trong nhiều loại thực phẩm như đậu tây, cam, đậu phộng và đậu mắt đen. Ăn 20-25 hạt đậu phộng như một món ăn nhẹ, hoặc cho đậu tây và đậu mắt đen vào súp.

14.Thực phẩm giàu vitamin B12

Thiếu vitamin B12 không chỉ gây nguy cơ phồng rộp trong khoang miệng mà còn dẫn đến khả năng miễn dịch yếu và số lượng tiểu cầu thấp. Ăn trứng luộc hoặc chiên. Sữa, như đã đề cập trước đó, rất tốt cho việc tăng số lượng tiểu cầu và bạn có thể uống cùng với ngũ cốc ăn sáng. Hoặc uống một ly sữa vào buổi sáng hoặc trước khi đi ngủ. Thêm phô mai vào trứng, món cuốn, salad,… Các sản phẩm từ sữa khác như phô mai, sữa chua hoặc kefir cũng là nguồn cung cấp Vitamin B12 tốt.

(minh họa: Alice Donovan Rouse/Unsplash)

15.Cải Brussels

Không nhiều người trong chúng ta là fan của món này, nhưng vì cải Brussels rất giàu vitamin K nên có khả năng làm tăng số lượng tiểu cầu trong máu. Thiếu vitamin K có thể dẫn đến chảy máu liên tục, và do đó, bạn phải ăn cải Brussels thường xuyên để ngăn ngừa tình trạng này.

Cải Brussels nướng và tẩm gia vị là tốt nhất. Nhưng bạn cũng có thể chần và trộn vào chén salad cùng với các loại rau khác và nước sốt được pha chế.

(Theo Stylecraze – Tháng 2/2024)

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Lối sống con lắc
Việc liên tục theo đuổi sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống là điều đáng ngưỡng mộ, nhưng rất khó khăn. May thay, có một quan điểm mới…
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: