Có thể phát hiện bệnh tự kỷ ở trẻ từ 6 tháng tuổi

(Hình minh họa: Hui Sang/Unsplash)

Các nhà tâm lý học vừa xác định được một bài kiểm tra đơn giản giúp dự đoán khả năng phát triển bệnh tự kỷ ngay từ khi trẻ 6 tháng tuổi.

Các kết quả đã làm sáng tỏ những khác biệt trong học tập sớm ở trẻ em có nguy cơ mắc chứng tự kỷ cao, và giúp hỗ trợ chẩn đoán kịp thời.

Trong một nghiên cứu mới, được công bố trên tạp chí PLOS ONE, các nhà nghiên cứu tại University of Milano-Bicocca và Viện Điều Trị và Bệnh Viện Khoa Học (Scientific Hospitalization and Treatment Institute) của Ý nhằm mục đích điều tra cách sử dụng hành vi học tập ở những trẻ sơ sinh có nguy cơ cao hơn này để dự đoán khả năng phát triển bệnh tự kỷ của trẻ, những đặc điểm liên quan ở độ tuổi 2 và 3.

Thử nghiệm của họ tập trung vào các kỹ năng học tập thống kê, xoay quanh việc xác định các mô hình và dự đoán chúng sẽ diễn ra như thế nào. Phương pháp học tập này không chỉ hữu ích trong lớp học mà còn đóng vai trò quan trọng trong khả năng dự đoán chuỗi hành động và biểu hiện cảm xúc của con người.

Người ta cho rằng những khó khăn ban đầu trong kỹ năng học thống kê có tác động tiêu cực đến khả năng hiểu các mô hình trong các tình huống xã hội sau này của chúng ta và các nghiên cứu trước đây đã chỉ ra mối tương quan giữa kỹ năng học thống kê kém và chứng tự kỷ ở trẻ lớn. Tuy nhiên, khoa học vẫn còn biết rất ít về việc những kỹ năng này ở trẻ nhỏ phản ánh khả năng phát triển các đặc điểm liên quan đến chứng tự kỷ của các bé như thế nào.

Trẻ tự kỷ ở Ấn Độ. (Hình minh họa: Arvind Yadav/Hindustan Times via Getty Images)

Trong nghiên cứu của họ, 19 trẻ sơ sinh có nhiều khả năng mắc chứng tự kỷ – nghĩa là một trong số anh chị em ruột của các bé đã được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ – được thực hiện một loạt bài kiểm tra học tập thống kê, cũng được hoàn thành bởi một nhóm gồm 19 trẻ có biểu hiện thần kinh điển hình.

Tất cả những bé tham gia đều ở độ tuổi từ 6 đến 7 tháng tuổi.

Rối loạn phổ tự kỷ là một nhóm rộng các tình trạng được đặc trưng bởi một số mức độ khó khăn trong tương tác và giao tiếp xã hội. Theo báo cáo năm 2020 của CDC, các tình trạng này ảnh hưởng đến khoảng 1/36 trẻ em Hoa Kỳ trước 8 tuổi.

Các khám phá trước đây chỉ ra rằng trẻ em được chẩn đoán mắc chứng tự kỷ trước 2 tuổi rưỡi có khả năng cải thiện các triệu chứng xã hội cao gấp ba lần so với những trẻ được chẩn đoán ở độ tuổi từ 3 đến 5 tuổi.

Tuy nhiên, chẩn đoán thường không được thực hiện trước 3 hoặc 4 tuổi do thiếu các dấu hiệu sớm được thiết lập và danh sách chờ đánh giá quá dài.

Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn gây rối loạn phổ tự kỷ, bao gồm cả yếu tố môi trường và di truyền. Do đó, những đứa trẻ có anh chị em mắc chứng tự kỷ có nhiều khả năng được chẩn đoán mắc bệnh này hơn. Biết rằng những bé này có “nguy cơ cao” mắc chứng rối loạn phổ tự kỷ khiến điều quan trọng hơn là cần tiến hành xét nghiệm dự đoán chính xác để hỗ trợ chẩn đoán sớm.

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: