Tiến sĩ thật hay rởm dễ biết quá mà!

(Hình: 2 Sao)

Gã không quan tâm về các quy trình, quy định của việc làm tiến sĩ ở Việt Nam thế nào. Gã chỉ cần biết luận án tiến sĩ của ông Vương Tấn Việt có xứng đáng để ông được công nhận bằng tiến sĩ hay không?

Và nếu nó xứng đáng để được công nhận tiến sĩ thì nó có thực sự do ông Việt làm ra hay không?

Xin các nhà chức trách đừng mất thời gian vào việc quy trình, thời gian đúng hay không đúng, mà chỉ cần đưa luận án tiến sĩ của ông Việt cho các giáo sư về luật có uy tín đọc và thẩm định. Nếu thẩm định đây là luận án xuất sắc xứng đáng được công nhận, thì tiếp theo lập một hội đồng tra hỏi kiến thức của ông Việt để lòi ra ngay trình độ thật sự của ông Việt. Nếu ông thực học, thực tài thì phải trả lại danh dự cho ông, và ngược lại thì phải tước bằng tiến sĩ của ông.

Đồng thời nếu luận án của ông Việt là luận án rởm thì phải xử lý ngay những ai đã thông đồng để hàng gian hàng rởm được công nhận.

Đơn giản vậy thôi mà.

Còn đây là bài viết của tiến sĩ khoa học Nguyễn Sỹ Dũng nguyên phó chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, xin các bác có trách nhiệm tham khảo.

Tiến sĩ Nguyễn Sỹ Dũng viết:

“Không biết việc học hành và bảo vệ luận án của nghiên cứu sinh Vương Tấn Việt như thế nào, nhưng đề tài ông chọn: “Nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam” là rất bất hợp lý.

1. Thiếu cơ sở lý thuyết & thực tiễn. Pháp luật quốc tế chỉ tập trung quy định về quyền con người, không trực tiếp quy định về nghĩa vụ con người.

2. Phạm vi hạn chế của nghĩa vụ con người trong pháp luật quốc tế. Trong pháp luật quốc tế, nghĩa vụ con người không được quy định rõ ràng, chi tiết. Các quy định của pháp luật quốc tế chỉ nhấn mạnh đến trách nhiệm của các quốc gia phải bảo đảm và bảo vệ quyền con người, hơn là quy định các nghĩa vụ cụ thể của cá nhân.

3. Khó khăn trong việc thu thập dữ liệu và nghiên cứu thực tiễn. Đến 50 % nội dung đề tài là không có dữ liệu để thu thập, và tất nhiên là cũng không có thực tiễn để nghiên cứu.

4. Tính mới mẻ và đóng góp hạn chế. Một luận án tiến sĩ cần có tính mới mẻ và đóng góp thực tiễn hoặc lý thuyết quan trọng cho lĩnh vực nghiên cứu. Với đề tài này, tính mới mẻ và đóng góp sẽ bị hạn chế do thiếu các tiền lệ và nghiên cứu trước đó, cũng như phạm vi áp dụng thực tế của đề tài.”

Share:

Ý kiến độc giả
Quảng Cáo

Có thể bạn chưa đọc

Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Quảng Cáo
Share trang này:
Facebook
Twitter
Telegram
WhatsApp
LinkedIn
Email
Kênh Saigon Nhỏ: